Bí ẩn đằng sau video con chim "lạc trôi" trước máy quay khiến cư dân mạng xôn xao

Nguyễn Hằng |

Đoạn video về một con chim “trôi” giữa khoảng không trung dù không hề đập cánh đang thu hút rất nhiều sự chú ý, với nhiều lượt chia sẻ chóng mặt của cư dân mạng.

Nhiều người bàn tán sôi nổi, cố gắng truy tìm nguyên nhân tại sao con chim không hề đập cánh nhưng vẫn trôi lơ lửng trong không trung.

Trên thực tế, đoạn video này được cắt từ một camera an ninh tại trước cửa một căn hộ. Camera ghi lại cảnh một con chim bay lướt qua ống kính.

Có lẽ chẳng có gì đáng bàn cãi nếu như con chim dường như có thể "trôi nổi" trong không trung mà không hề vỗ cánh.

Bí ẩn đằng sau video con chim lạc trôi trước máy quay khiến cư dân mạng xôn xao - Ảnh 1.

Nguyên nhân của cảnh tượng lạ này là gì?

Cảnh tượng kỳ lạ này khiến dân mạng bàn luận rôm rả. Hầu hết đều cho rằng video này đã qua chỉnh sửa. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự lại nằm ở khả năng thu hình của chiếc camera an ninh đó.

Hé lộ nguyên nhân của hiện tượng lạ

Cụ thể, mỗi chiếc camera thường sẽ thu hình với hai tiêu chí. Đó là tốc độ màn trập (Shutter speed là thời gian thu sáng mỗi khi hoạt đông) và tỉ lệ hình/ giây (hay FPS – cho biết số hình ảnh thu được trong mỗi giây).

Tốc độ màn trập càng nhanh thì các hình chuyển động nhanh trong thực tế sẽ trở nên chậm hơn và ngược lại khi camera thu hình.

Cảnh tượng lạ này có thể là do tỉ lệ FBS gần như trùng lặp một các hoàn hảo với chu kỳ vỗ cánh của con chim.

Hơn nữa do tốc độ màn trập quá nhanh, khiến hình con chim thu được trong video sẽ không đập cánh nữa và lửng lơ trôi. Tốc độ đủ nhanh đủ để đánh lừa bộ não của chúng ta nghĩ rằng mọi thứ thực sự diễn ra.

Do đó, chúng ta khi quan sát video này đều lầm tưởng cho rằng con chim thực không vỗ cánh nhưng vẫn có thể "di chuyển" trong không trung.

Thực tế thì mắt người cũng nảy sinh ảo giác chứ không riêng gì trường hợp máy quay này.

Xem video:

Trước đó, cảnh tượng trực thăng bay lên cao với cánh quạt đứng yên cũng khiến nhiều người xem kinh ngạc.

Tuy nhiên, sự thực thì hiện tượng kỳ lạ diễn ra hóa ra chỉ là do tốc độ màn trập của máy quay và số khung hình mỗi giây đồng bộ có thể làm biến đổi hình ảnh của vật đang chuyển động.

Tham khảo ảnh/ nguồn: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại