Nếu có người hỏi vay tiền bạn, bạn có sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ? Nếu đó là người chẳng mấy khi liên lạc, nhưng lại bất chợt tìm đến bạn khi gặp khó khăn, liệu bạn có thẳng tay đem tài sản của mình ra giúp họ hay không?
Dưới đây là những cách ứng phó giúp bạn tham khảo mỗi khi gặp những đối tượng này hỏi vay tiền.
1. "Bạn không thân" vay tiền: Tốt nhất nên từ chối!
"Bạn không thân" là người suốt một thời gian dài không liên lạc với bạn, nhưng đột nhiên một ngày lại xuất hiện và hỏi vay tiền bạn.
Với đối tượng trên, bạn tốt nhất nên tìm cách khéo léo từ chối, không cần cưỡng ép bản thân giúp đỡ họ.
Bởi kiểu bạn bè này tìm đến mọi người với một tâm lý "cầu may", chỉ cần nhận thấy ai có điều kiện, tính cách rộng rãi, họ sẽ tìm cách vay giật, mượn bợ nhiều thứ.
"Bạn không thân" còn là đối tượng mà chúng ta không hề hiểu rõ. Họ hoàn toàn có thể ôm của cải, tiền bạc của bạn lặn mất tăm.
Cuộc sống đôi khi rất tàn nhẫn. Chỉ một giây mủi lòng trước người không đáng tin, tình thương của bạn sẽ có lúc đẩy bạn vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan", thậm chí cho bạn một bài học nhớ đời về sự cả tin lầm chỗ của mình.
Ảnh: Nguồn Soha.
2. Bạn học vay tiền: Giấy trắng mực đen phải rõ ràng!
Bạn cùng lớp hỏi vay tiền, bạn luôn cảm thấy bản thân "không giúp không được". Nhưng việc "chọn mặt gửi vàng" trong trường hợp này buộc phải cân nhắc tới hai yếu tố.
Thứ nhất: Người hỏi vay có nhân phẩm thế nào?
Nếu nhân phẩm người đó tốt, bạn có thể cân nhắc tới việc giúp đỡ họ. Nếu đó là một người không đáng tin, thì đừng dại dột "gửi trứng cho ác".
Thứ hai: Giá trị mối quan hệ của hai người ở mức nào?
Nếu bạn và người bạn học này rất thân thiết, chuyện tiền nong hoàn toàn không thành vấn đề. Nếu sự quen thân của hai người ở mức tương đối, bạn có thể cho họ mượn số tiền vừa phải, nhưng cần yêu cầu ghi rõ giấy trắng, mực đen.
Bạn đừng nên cảm thấy đó là việc phiền phức. Bởi ngay cả khi giúp đỡ họ, bạn cũng cần tìm cách bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Hình minh họa.
3. Đồng nghiệp vay tiền: Tìm người làm chứng!
Đồng nghiệp là những người công tác cùng nhau, sớm tối gặp nhau nơi công sở. Khi họ gặp phiền toái, bạn cũng khó có thể không tương trợ.
Nhưng để tránh tổn thương mối quan hệ của hai người, bạn nên đề nghị người vay viết giấy rõ ràng, ghi cụ thể ngày trả tiền.
Đồng thời, bạn cũng nên tìm một đồng nghiệp hoặc cấp trên thân thiết với cả hai người để làm chứng. Nếu tới hạn trả mà người kia chậm trễ, bạn có thể nhờ người làm chứng khéo léo nhắc nhở họ.
Một tờ giấy vay tiền có thể giúp bạn giữ lại một người bạn, đồng thời đảm bảo quyền lợi của mình. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
4. Bạn chí cốt vây tiền: Đừng suy nghĩ nhiều!
Khi bạn thân hỏi vay ta tiền, đừng nên suy tính thiệt hơn mà hãy sẵn sang giúp đỡ họ. Bởi một người bạn tốt không bao giờ muốn để bằng hữu phiền lòng, họ chỉ tìm đến chúng ta khi thực sự lâm vào tình cảnh khó khăn.
Lúc này, bạn cần ý thức rõ ràng rằng, đời người rất dài, nhưng tìm được tri kỷ vốn chẳng phải chuyện dễ, cho nên chớ trọng của cải hơn bạn bè.
Khi bạn thân cần giúp đỡ dù về phương diện nào, hãy tương trợ họ hết sức có thể. Sau này, khi bạn lâm vào tình cảnh khó khăn, họ cũng sẽ giúp đỡ bạn bằng tất cả khả năng của mình.
Khi bạn thân thiết tìm đến sự giúp đỡ của bạn, hãy tương trợ họ hết sức có thể. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
5. Người thân vay tiền: Nếu có thì hãy giúp!
Đối với trường hợp người thân hỏi mượn tiền, hầu hết chúng ta đều đã có kinh nghiệm trải qua.
Nhiều người cho rằng, khi họ hàng, ruột thịt cần giúp đỡ, ta nên lập tức tương trợ, chớ cân nhắc suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc đến tình hình kinh tế thực tại của mình để đưa ra sự tương trợ thích hợp, tránh rơi vào tình trạng cả nhà cùng túng quẫn.
Trên thực tế, ai cũng có đôi lần gặp phải tình huống cần kíp về mặt tiền bạc. Người nhà của chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Giúp đỡ khi người thân gặp khó khăn, thứ ta nhận lại sẽ là lòng cảm kích.
Nhưng trong trường hợp họ hàng, ruột thịt vay hộ "người thứ ba", bạn cần nên cân nhắc. Đối với trường hợp này, bạn nên khuyên người thân để mình làm việc trực tiếp với đối tượng hỏi vay chứ không nên giao dịch qua trung gian.
Việc làm "mất lòng trước, được lòng sau" sẽ giúp bạn bảo toàn của cải của mình, đồng thời tránh để người thân vướng vào những rắc rối liên quan tới tiền bạc.
Lưu ý: Những cách ứng xử trên chủ yếu được đúc kết dựa trên kinh nghiệm và quan điểm của tác giả. Người đọc nên tham khảo và cân nhắc tới thực tế cuộc sống để ứng dụng một cách linh hoạt.