1. Thớt nhựa
Những chiếc thớt nhựa với màu sắc loè loẹt có thể làm căn bếp sang trọng của bạn trở nên kém sang.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên sử dụng thớt nhựa bởi theo thời gian, các vết xước và vân trên thớt càng sâu càng khó làm sạch đúng cách hơn. Bạn cũng nên sử dụng thớt riêng cho thịt, rau, cá và thực phẩm ăn liền để tránh vi khuẩn từ đồ sống bám sang đồ ăn.
2. Tủ bếp có chân
Bụi, lông vật nuôi và nhiều thứ khác sẽ chất thành đống trong khoảng trống dưới tủ bếp và sàn bếp. Bạn sẽ phải rất vất vả để dọn dẹp sạch sẽ đống hỗn độn khỏi những nơi khó tiếp cận như thế. Vì thế thay vì đồ nội thất hoặc tủ bếp có chân bạn nên chọn tủ bếp đặt sát sàn, sẽ dễ dàng hơn cho việc làm sạch.
3. Khăn lau bẩn
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng gần một nửa số vi khuẩn dính trên khăn lau có thể gây bệnh cho chúng ta. Ngoài ra, những chiếc khăn được sử dụng để lau bát đĩa và tay, hoặc lau bề mặt bếp chứa nhiều vi khuẩn hơn những loại chỉ được sử dụng cho một mục đích.
Đó là lý do tại sao gia chủ nên có ít nhất 2 khăn lau bếp và thường xuyên giặt chúng. Một lựa chọn khác đảm bảo vệ sinh hơn là sử dụng khăn giấy, bạn chỉ sử dụng chúng một lần và vi khuẩn sẽ không có cơ hội sản sinh.
4. Quá nhiều dao
Nhiều người thường mua một bộ dao chuyên dụng vì nghĩ rằng chúng sẽ tiện lợi cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
Tuy nhiên một bộ dao lớn quá cồng kềnh và sẽ chiếm nhiều diện tích trên mặt bếp. Bên cạnh đó những bộ dao này thường chứa một số lượng lớn những con dao mà bạn thậm chí không bao giờ sử dụng đến. Vì vậy hãy quên bộ 17 dao đa năng đi và bạn chỉ cần 3 con dao chất lượng là đủ cho một căn bếp thông thường.
5. Đường ống hở
Đường ống rất dễ lắp đặt nhưng không dễ làm sạch vì theo thời gian, bụi sẽ tích tụ trong các nếp nhăn nhỏ của ống.
Ngoài ra việc để lộ một đường ống thông trên tường bám đầy bụi bẩn sẽ làm căn bếp của bạn trông lộn xộn và kém sang. Một lựa chọn tuyệt vời để giải quyết vấn đề này là lắp đặt hệ thống ống thông bằng nhựa vì nó rất dễ giữ sạch. Thỉnh thoảng bạn chỉ cần lau bằng khăn ẩm là đủ. Một cách khác là giấu tất cả các đường ống bên trong hệ tủ bếp được lắp đặt đến trần nhà.
6. Bếp nấu đặt trên đảo bếp
Ngay cả khi kích thước nhà bếp của bạn cho phép, bạn cũng không nên đặt bếp nấu trên đảo bếp. Bởi bạn sẽ phải dọn dẹp cả đảo bếp sau khi nấu nướng thay vì chỉ cần lau bếp và tường nếu bếp được đặt cạnh tường bếp. Tốt hơn hết là bạn chỉ nên đặt một bồn rửa ở khu vực đảo bếp nếu không muốn nhiệt làm xuống cấp nhanh chóng bề mặt của đảo bếp.
7. Đồ gia dụng cạnh cửa sổ
Nhiệt độ cao từ khu vực cửa sổ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của các thiết bị nhà bếp như lò vi sóng. Lớp nhựa ngoài có thể bị chảy hoặc ngưng tụ các chất độc hại trong thiết bị do thay đổi nhiệt. Vì vậy bạn nên thiết kế một kệ tủ riêng cho thiết bị nhà bếp hoặc cất chúng trong tủ bếp.
Nguồn: Brightside