Người ta thường nói: "Phạm vi đi lại của một người chính là thế giới của họ".
Tầm nhìn của bạn bao nhiêu sẽ quyết định thế giới của bạn bấy nhiêu. Khi tâm trạng không tốt, ngoài việc đi đến các nơi có cảnh quan thiên nhiên, bạn có thể ghé thăm 4 nơi sau:
1. Bệnh viện
Một nhà văn đã từng viết trong tác phẩm của mình rằng: "Nếu tôi được nghỉ phép nhiều hơn 1 ngày, tôi nhất định sẽ đi đến hai nơi. Một là đi du lịch để quan sát, hai là đến bệnh viện để thăm con người ở đó".
Trường trung học cơ sở Linfield nổi tiếng ở New Zealand quy định mỗi học kỳ, sẽ cho học sinh ngành y đến bệnh viện thực tập, để cảm nhận được ý nghĩa của sức khỏe và cuộc sống.
Chỉ khi đến bệnh viện, bạn mới hiểu rõ những nỗi đau mà những bệnh nhân ở đây gặp phải, mới biết được hóa ra trên thế giới này còn có rất nhiều người đang phải chịu đau đớn như trải qua 18 tầng địa ngục.
Điều này không hề nói quá, mà sự thực còn kinh khủng hơn nhiều.
Năm nay tôi đã hơn 20 tuổi, và tính đến nay tôi đã sống chung với căn bệnh mãn tính của mình gần 10 năm trời. Ngay lúc học cấp 3, tôi bị mắc bệnh nặng, bác sĩ thông báo tôi bị bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận và viêm phổi nặng, phải nhập viện để điều trị.
Chỉ nằm viện có một tuần mà tôi đã tuyệt vọng đến tột độ, tiền viện phí không đủ, ngày ngày đều bị lấy máu truyền dịch, nhìn thấy mẹ mình ngày càng khổ sở, bạc cả mái đầu, nhìn những bệnh nhân chung phòng từng người ra đi, có người đủ tiền ghép thận nhưng vẫn không sống được lâu, có người không có người nhà chăm sóc nằm cô quạnh, có người vừa đi chạy thận về, có người đang hôn mê và bị gắm đầy kim trên mình.
Khi đó, tôi thật sự rất mong muốn có một phép màu nào đó để mình mau khỏe lại. Bạn biết đấy, khi người ta từng đứng giữa ranh giới giữa sự sống và cái chết, người ta mới cảm thấy được những khó khăn, buồn tủi ngày thường chẳng đáng là gì. Bởi lẽ chỉ cần được sống, thì mọi thứ đều có thể thay đổi được.
Nỗi buồn bản thân có thể cố gắng tự vượt qua, nhưng sức khỏe và sinh mệnh thì khó mà giành giật lại được. Thế nên khi tâm trạng không tốt, nghe một bản nhạc, uống một tách trà, hay đi dạo xung quanh, làm cách nào nó để giải tỏa stress chứ đừng khiến tâm trạng thêm tiêu cực nhé.
2. Nghĩa trang
Giáo sư Lu Frame của Đại học Nankai đã dành năm năm để đến thăm 49 quốc gia. Ngoài việc ngắm cảnh, ông còn đến một nơi rất đặc biệt, đó là nghĩa trang.
"Du lịch thật ra không hẳn là phải đi đến những nơi nổi tiếng, chụp được bao nhiêu tấm hình, tốn bao nhiêu tiền. Có đôi khi, nghĩa trang cũng là nơi du lịch rất tốt."
Bạn cảm thấy điều đó thật kinh tởm và ghê rợn?
Không phải đâu, trên thực tế thế giới đã có rất nhiều nghĩa trang được du khách viếng thăm và du lịch hàng năm đấy.
Blogger du lịch Loren Rhoads đã từng viết một cuốn sách về 199 nghĩa trang cần phải ghé thăm trước khi chết và những gì khiến cho những nơi chôn cất này trở nên độc đáo.
Một người doanh nhân thành đạt nọ thường về nhà vào mỗi đêm với một túi tài liệu dày cộm, và đến tận sáng mới đi ngủ, khiến cơ thể suy nhược nặng. Sau đó anh ta đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ hỏi: "Tại sao anh lại phải xem quá nhiều tài liệu khi đã về nhà?"
"Bởi vì còn rất nhiều vấn đề khẩn cấp cần tôi giải quyết." Anh ta trả lời.
"Lẽ nào không có ai giúp anh sao? Trợ lý, phó giám đốc của anh đâu?"
"Không được, những thứ này đều cần tôi đích thân xử lý."
"Vậy đi, tôi sẽ kê đơn thuốc cho anh..."
Trên đơn thuốc của bác sĩ viết: "Mỗi ngày đều đi bộ hai tiếng quanh nghĩa trang, và đi liên tục suốt hai tuần."
Người doanh nhân kia thấy khó hiểu hỏi: "Làm vậy để làm gì?"
Bác sĩ đáp: "Anh sẽ hiểu sau khi đã thực hiện nó!"
Người doanh nhân lặng lẽ rời khỏi đó, theo đơn thuốc của bác sĩ mà đi bộ quanh nghĩa trang suốt hai tuần.
Một năm sau, tất cả vấn đề đều được giải quyết, người doanh nhân kia cũng không còn đặt nặng vấn đề phải tự tay giải quyết hết tất cả mọi việc nữa, anh ta càng ngày càng thông suốt, thoải mái, tự tại, việc làm ăn của công ty cũng càng ngày càng tốt đẹp.
Người doanh nhân đã hiểu ra: "Thay vì sống mệt mỏi đến chết, chi bằng để tâm bình thản đối diện với vấn đề." Bạn không phải thần, không thể giải quyết hết mọi vấn đề phát sinh, nhưng bạn có thể quyết định buông bỏ nó, hay giữ chặt nó.
Buông bỏ nỗi đau, buông bỏ phiền não.
3. Nhà tù
Netizen Dada đã từng đến thăm nhà tù khi anh đang học ở trường.
Không được mặc váy, quần short, áo không tay, không thể mang theo điện thoại di động, đồng hồ thông minh, mỗi lần đến đều phải xếp hàng và chờ...
Khi bạn vừa bước vào cửa, bạn sẽ ngửi thấy mùi nước khử trùng cay nồng. Ký túc xá nơi tù nhân sống rất nhỏ. Có 12 người trong một phòng, và giường ngủ đều là giường tầng.
Người báo cáo cho họ ghi chép là một phạm nhân, lúc bị bắt anh ta vừa mới có một đứa con trai, anh ta nói dối với con trai mình là đã ra nước ngoài rồi. Bây giờ đứa bé đã 10 tuổi, nhưng anh ta vẫn chưa dám nói cho nó nghe sự thật, thậm chí ngay cả ý nghĩ gặp con cũng không dám.
Sau cuộc nói chuyện, ấn tượng của Dada chính là: "Xót xa, tâm trạng nặng nề đến nói không thành lời, buồn thay cho những người đi nhầm một bước lại không thể quay đầu."
Tự do giống như ánh sáng trong đôi mắt mỗi người, giống như không khí trong phổi và tình yêu trong trái tim.
Khi một người bị tước đi sự tự do cơ bản nhất, cuộc sống cũng dần bị lu mờ.
Đến nhà tù mà xem, bạn sẽ biết mình cần làm những gì khi được tự do, bạn sẽ trở nên kiên cường hơn, cũng thận trọng hơn...
4. Tiệm sách
Nếu bạn muốn trò chuyện với một chuyên gia, cách rẻ nhất chính là đến hiệu sách hoặc thư viện. Ở đó có rất nhiều lợi ích và niềm vui.
Tại thời điểm này, bạn có thể tự hỏi mình, bạn đã bao lâu rồi không đến tiệm sách, bao lâu rồi không đọc sách. Nếu câu trả lời là không thể nhớ hay đã lâu, vậy bạn nên thay đổi ngay từ bây giờ.
Đi đến hiệu sách khi tâm trạng không tốt, bạn sẽ biết có biết bao điều thú vị mà bạn chưa bao giờ được biết.
Đi đến tiệm sách, bạn sẽ nhận ra mình cần bổ sung thêm biết bao nhiêu kiến thức.
Đi đến tiệm sách, bạn sẽ biết có bao nhiêu người cũng đang mệt mỏi như bạn nhưng vẫn cố gắng thay đổi tâm trạng chính mình.