Li Jiazhuo, 14 tuổi, bị đưa đi vào một buổi chiều tháng Năm bởi hai người đàn ông vạm vỡ từ nhận là người của bộ Giáo dục để điều tra về việc cậu thường vắng mặt ở trường.
Thực tế, những người này không hề đến từ Bộ Giáo dục, họ là nhân viên từ một trung tâm cai nghiện Internet do một cựu đại tá quân đội điều hành, theo SCMP.
Họ tới để kéo cậu bé ra khỏi chiếc máy tính theo yêu cầu của phụ huynh, người trước đó từng chứng kiến con mình chơi game 20 giờ mỗi ngày trong cả tuần liền.
Những trò chơi yêu thích của cậu bé là League of Legends và Honor of Kings, thuộc sở hữu của ông lớn công nghệ Trung Quốc Tencent Holdings.
"Cậu bé đã cô lập mình khỏi thực tại," Qiu Cuo, mẹ Li, khóc khi nhớ lại cảnh tượng chiều hôm đó. "Chúng tôi đã không dám cấm con mình dùng Internet vì sợ nó sẽ tự làm mình đau. Như thế sự kết thúc của thế giới với tôi vậy."
Li nằm trong số gần 100 thanh thiếu niên đang điều trị tại Cơ sở Phát triển Tâm lý Vị thành niên, một dãy nhà buồn tẻ được xây dựng các trung tâm Bắc Kinh khoảng 30 km.
Hầu hết các thanh thiếu niên đều không tự nguyện có mặt ở đây mà được làm theo yêu cầu của phụ huynh cũng như người giám hộ để cai nghiện Internet.
Tại Trung Quốc, nghiện Internet được xem là một chứng rối loạn tâm lý từ năm 2018. Năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xếp rối loạn game vào danh sách một loại bệnh, 10 năm sau khi Trung Quốc làm điều này.
Trung Quốc thực tế đã đẩy mạnh giám sát ngành công nghiệp game từ hồi tháng 8 năm ngoái khi Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi điều này để hạn chế căn bệnh cận thị đang lan rộng trong giới trẻ.
Ít trò chơi mới được phê duyệt phát hành hơn và ngành công nghiệp game được yêu cầu thiết lập giới hạn thời gian người chơi trẻ có thể dành ra để chơi game mỗi ngày.
Trong một động thái khác, nhiều hiệp hội trong ngành game tại Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nam Phi và Brazil lại phản đối xếp loại của WHO.
Họ cũng kêu gọi tổ chức này cna nhắc lại quyết định và cho rằng nó "chưa được dựa trên những bằng chứng rõ ràng."
Theo định nghĩa của WHO, rối loạn do chơi game là một kiểu hành vi được thể hiện ở việc không thể kiểu soát được thói quen chơi game, ưu tiên game hơn các hoạt động khác trong ngày, và tiếp tục lặp đi lặp lại mặc dù hậu quả tiêu cực ngày càng tăng tiến.
Để đưa ra chẩn đoán, các dấu hiệu nói trên phải ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong ít nhất 12 tháng.
Mặc dù vậy, bất kì quyết định hạn chế chơi game vì sức khoẻ cộng đồng nào cũng có thể ảnh hưởng tới lợi ích thương mại của ngành công nghiệp này. Tại Trung Quốc, ngành game có thể mang về 30 tỷ USD doanh thu một năm.
Được điều hành bởi Tao Ran, một cựu đại tá trong quân đội phụ trách mảng tâm lý, trung tâm cai nghiện này được cho là một trong những trung tâm cai nghiện Internet được thành lập sớm nhất ở Trung Quốc.
Phác đồ điều trị mà nó phát triển cũng được sử dụng ở nhiều khu vực khác tại quốc gia tỷ dân.
Tao Ran, giám đốc trung tâm điều trị được lập ra từ năm 2013 này.
Cơ sở vật chất ở đây gồm một vài toàn nhà với các chức năng như căn tin, phòng điều trị và phòng kí túc.
Chúng được sắp xếp rải rác xung quanh một khoảng sân rộng cơ một sân bóng rổ nơi các bênh nhân tập thể dục. Không một thiết bị điện tử nào được phép xuất hiện.
Nghiền Internet trở thành "một vấn đề lớn ở Trung Quốc" và đang ngày càng trầm trọng hơn với sự phổ biến của smartphone, Tao chia sẻ. Ông nói thêm rằng khoảng 10% dân số thanh nhiên Trung Quốc đang nghiện điện thoại.
"Nó không chỉ còn là vấn đề của người trẻ. Chúng tôi có những bệnh nhân 9 tuổi nhưng cũng có những bệnh nhân 30 tuổi. Chúng tôi thậm chí còn đón những bệnh nhân từ các khu vực xa xôi, hẻo lãnh."
Tao thậm chí tiết lộ một số người nghiện Internet nặng đến mức họ đeo bỉm người lớn để không phải đi toilet khi đang chơi game.
Trong khi đó, một người khác lấy trộm của bố mẹ mình 30.000 Nhân dân tệ, đến một quán game và chỉ xuất hiện trở lại mùa xuân năm sau.
Tao nói nhiều bệnh nhân đã muốn trốn khỏi trung tâm lúc đầu nhưng "những kết quả sau vài tháng thì rất rõ rệt."
Vài năm trở lại đây, nhiều báo cáo cho biết những trung tâm điều trị như của Tao Ran đang áp dụng những biến pháp gây tranh cãi như sốc điện khiến chính phủ Trung Quốc bắt đầu phải giám sát chúng.
Dù vậy, Tao khẳng định trung tâm của ông không dùng những biện pháp này.
Việc điều trị tại đây là sự kết hợp giữa thuốc, tư vấn tâm lý, giáo dục thể chất và các hoạt động gia đình. Các khoá điều trị thường kéo dài ba tháng với chi phí khoảng 10.000 Nhân dân tệ mỗi tháng.
Bố mẹ hoặc người giám hộ của các bệnh nhân cũng được yêu cầu ở lại trung tâm trong một khu kí túc riêng biệt và tham gia đào tạo, bao gồm các bài học như làm sao để giao tiếp được với con cái.
Một ngày bình thường ở trung tâm sẽ bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng khi bệnh nhân thức dậy sau giấc ngủ và chuẩn bị tập thể dục lúc 6 giờ.
Sau bữa sáng vào lúc 7 giờ 10 là thời gian dành cho các khoá học tư vấn, tập thể thao và "các hoạt động khác." Đèn sẽ tắt lúc 9 giờ 30 tuổi.
Cuối tuần trong khi đó được dành để lau dọn, giặt ủi, tập thể dục và nhìn lại các hoạt động trong tuần.
Những bệnh nhân chống dối với thể bị chói vào giường cho đến khi bình tĩnh trở lại. SCMP nói rằng các trường hợp nghiêm trọng hơn thậm chí có thể bị nhốt một mình trong phòng tới 10 ngày.
Với nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi ở trung tâm, đây là lần đầu tiên họ làm việc nhà hay dọn giường ngủ.
Zhao Xiaojia, 15 tuổi, nhớ lại lần đầu tiên mình được đưa vào trung tâm.
"Cháu đã gào thét cả ngày, cháu không biết đây là đâu và cũng không muốn ở đây," cậu nói. "Cháu không được gặp bố mẹ, đánh nhau với bảo vệ và bị buộc vào giường trong nửa ngày."
Zhao đãn dành toàn bộ thời gian thức trong ngày cho Internet trong hai tháng liên tiếp cho tới khi bố mẹ cậu quyết định mọi thứ đi quá giới hạn. Cậu bé sau đó đã ở trong trung tâm này 280 ngày.
Wang Guoqiang, một công nhân nhà máy từ Hà Bắc, cũng ở trung tâm cùng con mình trong một năm với chi phí điều trị 150.000 Nhân dân tệ. Anh nói đây là một khoản tài chính lớn nhưng rất đáng.
"Chúng tôi dành tiền để cứu cuộc sống của con," anh nói. "Nó lúc nào cũng trống rỗng và chỉ vui vẻ khi chơi game." Tương tự con, Wang cũng tham gia nhiều khoá học để "trở thành một người cha tốt."
"Tôi tin là con trai mình sẽ hoà nhập với xã hội tốt sau khi rời trung tâm."