Bé quấy khóc được ông nội dỗ nín trong vài giây, mẹ “tái mặt” khi chứng kiến

Phan Hằng |

Sự khác biệt giữa 2 thế hệ trong việc nuôi dạy con cái khiến người mẹ này rơi vào một tình huống khó xử.

Mỗi bậc cha mẹ sẽ có cách nuôi dạy con cái khác nhau, đặc biệt có một khoảng cách rất lớn giữa ông bà và cha mẹ trẻ. Sự khác biệt giữa 2 thế hệ có thể gây ra nhiều hiểu lầm không đáng có, chẳng hạn như trong trường hợp dưới đây.

Tiểu Vũ (Trung Quốc) có một bé gái vài tháng tuổi. Cô chăm sóc con mình rất tỉ mỉ và khoa học. Tuy vậy, bé rất hay quấy khóc, khiến cô luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Nghe tin con dâu chăm cháu vất vả, bố mẹ chồng Tiểu Vũ lặn lội từ dưới quê lên phụ giúp. Cô nhận thấy đây là thời điểm có thể nhờ vả bố mẹ chồng, giúp cô có thêm thời gian nghỉ ngơi và cũng sắp tới ngày đi làm trở lại.

Cách nuôi dạy con của 2 thế hệ rất khác nhau nên thỉnh thoảng Tiểu Vũ có một số bất đồng với bố mẹ chồng. Dẫu vậy, trong phần lớn các trường hợp thì cô đều giải quyết một cách ổn thỏa.

Bé quấy khóc được ông nội dỗ nín trong vài giây, mẹ “tái mặt” khi chứng kiến - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, vào một ngày khi cô cố gắng dỗ con ngủ nhưng bé vẫn quấy khóc không ngừng. Nghe tiếng cháu khóc, ông nội đi ra nói mình sẽ bế cháu về phòng dỗ ngủ.

Một lúc sau, cô không còn nghe thấy tiếng con khóc nữa. Cô rất bất ngờ khi thấy bố chồng lại dỗ trẻ con giỏi hơn mình. Sau đó, cô lặng lẽ tới phòng ngủ của bố mẹ chồng, tò mò muốn biết bố chồng dỗ cháu như thế nào.

Qua khe cửa, cô thấy bố chồng đang ôm cháu tựa lưng vào thành giường. Điều đáng nói là ông không mặc áo, để đứa trẻ rúc vào ngực mình như thể đang "bú sữa".

Cảnh tượng này khiến cô tái mặt, cảm thấy có chút xấu hổ khi nhìn thấy. Hơn nữa, con gái của cô đang trong quá trình cai sữa, việc bố chồng làm như vậy sẽ gây cản trở.

Mặc dù xấu hổ trước cảnh tượng này nhưng vì sự an toàn của con mình, cô vẫn đẩy cửa xông vào còn hét lớn: "Bố làm cái gì vậy, dừng lại ngay lập tức".

Thấy con dâu xông vào bất ngờ, bố chồng có chút bối rối và khó hiểu. Ông không hiểu tại sao con dâu mình lại đột nhiên tức giận như vậy.

Sau đó, khi cả nhà ngồi lại nói chuyện với nhau, bố chồng mới nhận ra cách chăm cháu của mình khiến con dâu tức giận. Hơn nữa, ông là người rất trọng sĩ diện, biết hành vi của mình trong mắt con dâu là "ghê tởm", ông không muốn ở lại nữa, liền thu dọn hành lý trở về quê cùng với vợ.

Khi nhờ ông bà chăm cháu, cha mẹ cần chú ý 2 điều

Để chăm sóc một đứa trẻ, cha mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp cha mẹ bận việc không thể chăm con, phải nhờ tới ông bà giúp thì cần lưu ý một số điều sau:

- Chú ý việc giao tiếp, trao đổi trong vấn đề nuôi dạy con cái

Cha mẹ phải thường xuyên hỏi ông bà về tình hình chăm cháu như thế nào, trao đổi với họ một số cách chăm sóc trẻ thời nay. Nếu những quan niệm chăm cháu lỗi thời, cổ hủ, gây hại cho trẻ thì cần trao đổi để ông bà hiểu và loại bỏ.

Khi giao tiếp, cha mẹ cần công nhận ý tốt của ông bà, để họ cảm thấy mình được tôn trọng, từ đó gợi ý thêm những cách nuôi dạy hiện đại.

Cha mẹ không nên phủ nhận hoàn toàn những quan niệm nuôi dạy con cái của ông bà, gây ra những cuộc "khẩu chiến" không đáng có, cũng đừng cảm thấy mình đúng và trách móc ông bà. Nếu không, họ sẽ tự ái, bị tổn thương và không muốn giúp đỡ trong việc chăm cháu nữa.

- Quan tâm nhiều hơn tới thể chất của con cái và ông bà

Cha mẹ cần chú ý quan sát thể chất của con mình, ngăn chặn việc ông bà có những hành vi không phù hợp khi chăm cháu như mặc quần áo quá nóng, nhai thức ăn rồi đút cho trẻ ăn, hôn vào môi, cưng nựng không đúng cách… Điều này có thể bảo vệ trẻ, giúp phòng ngừa một số bệnh.

Bé quấy khóc được ông nội dỗ nín trong vài giây, mẹ “tái mặt” khi chứng kiến - Ảnh 2.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan tâm tới thể chất của ông bà, để biết được khi nào ông bà mệt mỏi không thể bế cháu, hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm thì phải chấm dứt việc chăm cháu. Điều này có thể tránh việc khiến ông bà và con cái đổ bệnh.

Tóm lại, dù ông bà và cha mẹ có xảy ra những bất đồng trong việc nuôi dạy con cái nhưng họ vẫn yêu thương cháu mình. Có thể vì quan điểm dạy con của ông bà đúng trong thời đại của họ nhưng không còn phù hợp với ngày nay, như thế mới gây ra tranh cãi. Vì vậy, cha mẹ nên hiểu và tha thứ thay vì trách mắng ông bà.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại