Bé 7 tháng rơi từ trên giương đập đầu xuống đất nhưng không kêu không không, cũng không có triệu chứng chảy máu khiến người lớn chủ quan. Ảnh: Sina
Gần đây, một câu chuyện bi thương đang được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi xót xa và cũng là bài học nhắc nhở cho những gia đình có con nhỏ.
Gia đình trong câu chuyện có 4 người. Do điều kiện kinh tế nên bố và mẹ đều đi làm kiếm tiền nên chỉ có thể giao đứa con mới 7 tháng cho bà ngoại ở quê chăm sóc.
Một hôm, bà cụ thấy cháu bé ngủ say nên vào bếp nấu nướng. Một lúc sau, bà nghe thấy tiếng oang oang từ phòng ngủ. Vội vàng trở về phòng, bà thấy đứa bé lăn từ trên giường rơi xuống đất.
Sau khi bế bé dậy, bà nội đã kiểm tra ngay nhưng do bé không khóc nên bà cho rằng cháu không sao nên cho qua mọi chuyện.
Sáng hôm sau, người mẹ thấy con không muốn uống sữa nên hỏi bà ngoại mấy ngày gần đây đứa trẻ có cảm thấy khó chịu không. Lúc này, bà ngoại mới nhớ lại chuyện hôm qua nên kể lại cho người mẹ. Cả nhà sau đó vọi vàng bé đến bệnh viện, nhưng đứa trẻ đã rơi vào trạng thái hôn mê sau rồi qua đời chỉ vài ngày sau đó.
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ cho rằng bé bị xuất huyết nội sọ do ngã đập đầu. Lúc đó không có tiếng khóc hay phản ứng khác là do khu vực điều khiển giọng nói của đứa trẻ bị tổn thương khi ngã.
Vì vậy mà người bà cảm thấy vấn đề không nghiêm trọng và không xử lý ngay lập tức, kết quả là "thời điểm vàng" để chẩn đoán và điều trị tốt nhất đã bị trì hoãn, cuối cùng dẫn tới kết cục không may.
Rất nhiều trường hợp chủ quan với vết thương của trẻ làm bỏ lỡ "thời điểm vàng" để chưa trị khiến các bác sĩ cũng không thể cứu giúp. Ảnh: Sina
Tại sao đứa trẻ không thể cứu chữa?
Bộ não bị tổn thương nghiêm trọng
Phần đầu của một đứa trẻ mới 7 tháng tuổi, thậm chí là nhiều bộ phận cơ quan chưa phát triển hoàn thiện ở giai đoạn này nên mỏng manh với các tác động bên ngoài. Sau khi xảy ra va đạp mạnh, sẽ có hai trường hợp:
Nếu lượng máu chảy ra không lớn, mô cơ thể có thể tự hấp thụ và có thể chữa khỏi từ từ thông qua điều dưỡng.
Nếu lượng máu chảy ra nhiều thì phải xử lý bằng phẫu thuật, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng và nguy cơ tử vong rất cao.
Không chú ý đến phần bị thương
Xuất huyết nội sọ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng dễ bị bỏ qua, vì máu sẽ không chảy ra khỏi bề mặt vết thương ngay lập tức. Vì vậy, chấn thương rất khó phát hiện khi trẻ mới ngã.
Nếu lượng máu chảy ra nhiều, bé sẽ cảm thấy đau và xót nhưng do biểu cảm không đủ nên không diễn đạt được chính xác nên ảnh hưởng đến khả năng phán đoán của người lớn.
Bỏ lỡ thời gian chẩn đoán và cấp cứu tốt nhất.
Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thương tâm là do sơ suất sau sự cố.
Đôi khi chấn thương của trẻ có vẻ không đáng kể trong mắt người lớn và người lớn thậm chí có thể sử dụng các biện pháp chữa mẹo để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, khi vết thương trở nên nghiêm trọng, tìm đến sự trợ giúp từ bác sĩ cũng đã quá muộn. Thực tế rất nhiều bi kịch đã xảy ra như vậy.
Cha mẹ nên làm gì nếu trẻ bị bầm tím?
Cha mẹ cần xác nhận ngay vị trí thương tích của trẻ. Sau khi phát hiện cháu bé bị thương, lập tức kiểm tra bộ phận bị thương để xác định vị trí bé bị ngã. Đặc biệt, nếu vùng đầu có vết lõm hoặc phồng mềm mà không có triệu chứng xung huyết, cần kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.
Hay khi vết thương không có các biểu hiện bầm tím rõ ràng, cần chú ý đến biểu hiện của trẻ. Ví dụ, trẻ không sau khi ngã và bị thương, điều này rất bất thường. Sau đó, nếu nhận thấy vị trị vết thương của trẻ sưng tấy không rõ nguyên nhân, thỉnh thoảng có biểu hiện đau đớn trên mặt thì phải đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân và tình trạng vết thương.