Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018: Nếu Đảng Dân chủ thắng, chính sách Mỹ thay đổi thế nào?

Tiệp Nguyễn |

Học giả Joshua Kurlantzick phụ trách vấn đề Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế (CFR) cho rằng dù đảng nào chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra ngày 6.11 thì Mỹ cũng sẽ không thay đổi chính sách cứng rắn với Trung Quốc. Nhưng nếu đảng Dân chủ thắng thì họ sẽ dùng quyền lực của mình để điều tra các cáo buộc về xung đột lợi ích với tổng thống Trump, theo TheDiplomat.

Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới, rất nhiều các chuyên gia thăm dò ý kiến đang dự đoán rằng đảng Dân chủ sẽ chiếm lại quyền kiểm soát Hạ viện và có một cơ hội rất nhỏ cho họ để lấy lại Thượng viện. Lưỡng viện hiện đều nằm trong quyền kiểm soát của đảng Cộng hòa.

Nhưng với một làn sóng nghỉ hưu của các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Hạ viện, là một lợi ích lớn lao đối với đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Và cùng với việc gây quỹ mạnh mẽ với các ứng cử viên cho phép đảng Dân chủ nắm được phần lớn số ghế trong Hạ viện. FiveThirtyEight - một website có tiếng về phân tích và dự đoán đã dự đoán cơ hội cho đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện là 85% còn Thượng viện là 20%.

Nếu đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện thì sẽ có sự thay đổi trong chính sách của Mỹ với châu Á. Dù nhìn chung nghị viện thường chiều theo tổng thống về các vấn đề trong chính sách ngoại giao trong 2 thập kỷ qua, về vấn đề Đông Nam Á, nghị viện tiếp tục có sự ảnh hưởng quan trọng - Bởi khu vực này thường bị các nhà hoạch định chính sách bên hành pháp bỏ qua.

Vì, rất nhiều nghị sĩ nổi tiếng có lợi ích sâu sắc trong chính sách Đông Nam Á và bởi nghị viện rất quan tâm tới tình hình nhân quyền tại châu Á.

Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018: Nếu Đảng Dân chủ thắng, chính sách Mỹ thay đổi thế nào? - Ảnh 1.

Nếu đảng Dân chủ giành phần thắng, ông Donald Trump sẽ rất "vướng chân, vướng tay" trong việc thực thi các chính sách của mình.

Với đa số các thành viên đảng Dân chủ trong Hạ viện, ứng cử viên tiềm năng nhất để dẫn đầu Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại của Hạ viện sẽ là ông Eliot Engel - hiện vẫn là một thành viên thuộc thiểu số trong Ủy ban này.

Hiện vẫn chưa rõ liệu các nghị sĩ Dân chủ có chiếm được quyền kiểm soát các phân ban trong đó có phân ban về châu Á Thái Bình Dương. Rất nhiều thành tố có liên quan đến châu Á sẽ nổi bật trong Hạ viện do đảng Dân chủ lãnh đạo và một Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại do nghị viên Dân chủ dẫn đầu.

Ví dụ, các nghị sĩ Dân chủ sẽ thúc ép chính quyền của tổng thống Trump mạnh mẽ hơn trong việc thực sự giải thích về chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", bao gồm cả việc nguồn lực của Bộ Ngoại giao Mỹ đang bị rỗng không. Một vài nghị sĩ Dân chủ tranh luận rằng chính quyền đã không hoàn toàn giải thích về chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do rộng mở, cách thức chính xác mà chiến lược này được thi hành cũng như những mục tiêu cuối cùng của nó.

Các nghị sĩ Dân chủ cũng sẽ nỗ lực để mang lại sự ổn định hơn cho Bộ Ngoại giao - trong hai năm qua đã chứng kiến nhiều quan chức cao cấp rời đi. Mặc dù, chính quyền của ông Trump đã bổ nhiệm chuyên gia đáng kính và nhiều kinh nghiệm về châu Á - cựu thiếu tướng không quân David Stilwell làm trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.

Họ sẽ nỗ lực làm như vậy bằng cách tạo ra một cơ chế cho phép các cựu quan chức chính về ngoại giao quay lại bộ.

Nghị sĩ Dân chủ cũng có thể sẽ sử dụng việc điều trần hay các hình thức khác để nêu bật các cáo buộc chống lại các quan chức Bộ Ngoại giao như kêu gọi có thêm các báo cáo điều tra tổng thể và thông qua Đạo luật Ủy quyền Bộ Ngoại giao, đã không được thông qua trong nhiều năm.

Đạo luật này về tổng thể sẽ trao quyền ưu tiên cho Bộ Ngoại giao và chính sách ngoại giao và sẽ cấp cho Bộ Ngoại giao sự hỗ trợ chính thức của nghị viện. Vẫn còn một cơ hội cho việc thông qua Đạo luật Ủy quyền Bộ Ngoại giao trong quốc hội Mỹ kỳ này trước khi các ứng viên mới sẽ nhậm chức vào tháng 1.2019. Nhưng nó là một khả năng rất thấp.

Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018: Nếu Đảng Dân chủ thắng, chính sách Mỹ thay đổi thế nào? - Ảnh 2.

Theo tác giả bài viết, dù đảng nào chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 6.11, Mỹ sẽ không ngừng chính sách cứng rắn với Trung Quốc.


Đảng Dân chủ cũng có thể sử dụng thể thức điều trần trước toàn ủy ban liên quan trong Hạ viện, điều thường hiếm xảy ra khi đảng Cộng hòa lãnh đạo và sẽ sử dụng thể thức điều trần toàn ủy ban để tập trung vào những vấn đề liên quan tới Trung Quốc.

Mặc dù, chính quyền của tổng thống Trump đang theo đuổi chính sách diều hâu đối với Trung Quốc, đảng Dân chủ không cần thiết phải đi ngược lại đường lối cứng rắn này. Có một sự thống nhất trong lưỡng đảng tại Washington rằng Mỹ nên áp dụng chính sách cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Nhưng phần lớn nghị sĩ Dân chủ sẽ đặt nhiều câu hỏi với Nhà Trắng về tính đúng đắn của những chính sách thương mại đối với Trung Quốc - liệu những chính sách đó có phản tác dụng với nền kinh tế Mỹ hay làm xói mòn những nỗ lực của Mỹ để tranh thủ Trung Quốc trên các địa hạt khác như vấn đề đàm phán với Triều Tiên.

Cùng lúc, một quốc hội với ít nhất một viện được kiểm soát bởi đảng Dân chủ sẽ tương đối ủng hộ chính sách về Triều Tiên của Nhà Trắng. Rất nhiều nghị sĩ Dân chủ tiến bộ ủng hộ việc đàm phán với Bình Nhưỡng và không muốn ngăn chặn giải pháp ngoại giao với Triều Tiên.

Thêm nữa, Hạ viện do đảng Dân chủ chiếm đa số, và Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại trong Hạ viện do nghị sĩ Dân chủ chỉ đạo sẽ tập trung sự chú ý vào một loạt các vấn đề an ninh phi truyền thống tại châu Á thường bị lưỡng viện dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng hòa bỏ qua. Họ cũng sẽ tập trung vào việc tái xác lập những cam kết của Mỹ với kiến trúc của châu Á bao gồm khối ASEAN, Hội nghị Đông Á và các đồng minh chủ chốt của Mỹ như Australia và Nhật Bản.

Thực tế, Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại Hạ viện có thể tổ chức các phiên điều trần về những vấn đề như biến đổi khí hậu và tác động của nó đến châu Á hay nhưng nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố tại vùng Đông Nam Á.

Các nghị sĩ Dân chủ cũng có thể tìm cách để đưa vấn đề nhân quyền ra bàn thảo trong chính sách về châu Á như tại Myanmar, Philippines và một số nước khác. Một vài nghị sĩ có thể thử tạo ra những cuộc đàm phán với Philippines về các thỏa thuận thương mại song phương phụ thuộc vào việc cải thiện các điều kiện nhân quyền của chính quyền tổng thống Rodrigo Duterte.

Họ cũng có thể ban hành các đạo luật cứng rắn hơn với Myanmar.

Đảng Dân chủ rõ ràng có ý định sử dụng quyền lực trong Hạ viện nhưng liệu họ có một chiến thắng đa số để điều tra các cáo buộc về xung đột lợi ích của tổng thống và giám thị sát sao hơn các cơ quan chính phủ.

Việc xem xét các xung đột về lợi ích có thể bao gồm các cuộc điều tra về những xung đột có thể có liên quan tới chính sách về châu Á, bao gồm cả các nghi vấn về những cơ hội cho các thương hiệu của gia đình ông Trump tại Trung Quốc và một khu nghỉ dưỡng của ông tại Indonesia có thể đã nhận được 500 triệu USD khoản vay từ chính phủ Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại