‘Bắt quả tang’ cá tay hồng ‘đi bộ’ dưới đáy biển

NGỌC MAI |

Một con cá tay hồng “đi bộ” cực hiếm vốn là động vật bản địa ở Australia lần đầu được phát hiện cách đây 22 năm ở vùng biển ngoài khơi Tasmania. Tuy nhiên mới đây, các nhà nghiên cứu Australia cho biết họ đã thấy nó một lần nữa sau khi kiểm tra đoạn video ghi hình dưới đáy biển sâu thực hiện đầu năm nay tại một công viên hải dương.

‘Bắt quả tang’ cá tay hồng ‘đi bộ’ dưới đáy biển - Ảnh 1.

Trước đó, nhóm nghiên cứu từng nghĩ cá tay hồng "đi bộ" vốn sống ở vùng nước nông trong các vịnh. Nhưng hiện nó đã xuất hiện ở độ sâu 150 m ngoài khơi bờ biển phía Nam hoang dã của Tasmania.

Theo Phó giáo sư tại Đại học Tasmania, nhà sinh vật biển, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, ông Neville Barrett cho biết: "Đây là một khám phá thú vị và mang lại hy vọng cho sự tồn tại của loài cá tay hồng. Rõ ràng chúng có môi trường sống và sự phân bố rộng hơn so với suy nghĩ trước kia".

Đây là loài cá sử dụng những chiếc vây như "bàn tay" để di chuyển dọc bờ biển. Trông chúng như đang đi bộ dưới nước. Cá tay hồng "đi bộ" là một trong 14 loài cá tay được nhìn thấy xung quanh Tasmania, hòn đảo phía Nam lục địa Australia.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại