Bất ngờ trước cuộc sống hiện tại không ai ngờ của cậu bé có chiếc lưỡi 'khủng' khiến bác sĩ cũng phải choáng váng

NHI TRẦN |

Sinh ra với chiếc lưỡi 'kỳ dị' có 1-0-2, cậu bé này khiến nhiều người thương cảm bởi đó chính là biểu hiện của một căn bệnh nặng khó chữa.

Cậu bé Baker Roth được sinh ra với chiếc lưỡi to bất thường nay đã được phẫu thuật để làm cho chiếc lưỡi nhỏ hơn. 

Cha mẹ của bé hy vọng quy trình này sẽ giúp con mình ăn và thở dễ dàng hơn, cũng như có thể giúp Baker nói chuyện được.

Bé Baker Roth, 19 tháng tuổi được sinh ra với hội chứng Beckwith-Wiedemann (BWS), một rối loạn phát triển quá mức hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Tình trạng này ảnh hưởng đến 1 trong 14.000 ca sinh. 

Cặp vợ chồng Roth và Sean đến từ Oklahoma (Mỹ), ban đầu nghĩ rằng đó là hành động 'dễ thương' của con mình bằng cách thè lưỡi ra trên tấm ảnh siêu âm.

Bất ngờ trước cuộc sống hiện tại không ai ngờ của cậu bé có chiếc lưỡi khủng khiến bác sĩ cũng phải choáng váng - Ảnh 1.

Bức ảnh siêu âm khiến cha mẹ Baker lầm tưởng con mình đang nghịch ngợm thè lưỡi ra ngoài.

Bất ngờ trước cuộc sống hiện tại không ai ngờ của cậu bé có chiếc lưỡi khủng khiến bác sĩ cũng phải choáng váng - Ảnh 2.

Nhưng thực chất bé bị mắc căn bệnh hiếm gặp có tên Hội chứng Beckwith-Wiedemann.

Bất ngờ trước cuộc sống hiện tại không ai ngờ của cậu bé có chiếc lưỡi khủng khiến bác sĩ cũng phải choáng váng - Ảnh 3.

Hôi chứng này vô cùng hiếm gặp, khoảng 13.700 ca sinh nở trên toàn thế giới, mới có 1 bé mắc bệnh này.

Nhưng sau khi mẹ bé được mổ gấp sớm tám tuần, chứng rối loạn đã được phát hiện. Không rõ chính xác lưỡi của bé to như thế nào trước khi phẫu thuật, nhưng mẹ của Baker mô tả nó to gấp đôi bình thường.

Chia sẻ về tình trạng hiện tại của con mình, cô Roth, 42 tuổi, một người mẹ ba con cho biết: "Chúng tôi sốc vì tình trạng của con tốt lên không ngờ và lưỡi của con trông rất ổn. Baker đang học lại cách ăn, uốngvà giao tiếp một cách chính xác hơn".

Mặc dù Baker chưa thể nói chuyện, nhưng cô Roth nói rằng cô đã sẵn sàng để nghe những lời nói đầu tiên của con trai mình.

Cô chia sẻ: "Đã lâu lắm rồi, chúng tôi đang dạy con cách sử dụng miệng, khi con nói 'mẹ' và 'bố', đó chắc chắn sẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đối với chúng tôi".

Bất ngờ trước cuộc sống hiện tại không ai ngờ của cậu bé có chiếc lưỡi khủng khiến bác sĩ cũng phải choáng váng - Ảnh 4.

Phẫu thuật giảm lưỡi sẽ cho phép bé giao tiếp, cũng như có thể ăn nhiều hơn.

Bất ngờ trước cuộc sống hiện tại không ai ngờ của cậu bé có chiếc lưỡi khủng khiến bác sĩ cũng phải choáng váng - Ảnh 5.

Baker đã được phẫu thuật để thu nhỏ bớt lưỡi.

Các bác sĩ phẫu thuật cho biết phẫu thuật là điều cần thiết để tránh hàm của bé bị biến dạng bởi lưỡi lớn. 

Cuộc phẫu thuật đã được tiến hành vào tháng trước và mất hai tiếng rưỡi. Các bác sĩ đã thực hiện một vết cắt hình tam giác ở trung tâm và sau đó kết nối hai bên lại với nhau bằng các mũi khâu có thể tự tiêu.

Trước khi làm thủ thuật, cô Roth cho biết: "Phẫu thuật giảm lưỡi sẽ cho phép con có thể tạo ra âm thanh và giao tiếp, cũng như có thể ăn nhiều hơn. 

Nếu con đẩy lưỡi vào miệng thì không có chỗ trong đó, vì vậy nó liên tục thè ra và lơ lửng ở môi dưới của con.

Con đã cười nhiều hơn, đó là một nụ cười khác và thật tuyệt khi thấy khuôn mặt nhỏ nhắn của con sáng bừng lên.

Chúng tôi có thể cho con ăn những thực phẩm lớn hơn như bánh quy giòn hoặc bánh hamburger cắt sẵn và con có thể tự bỏ vào miệng.

Mọi người tin rằng con trông rất khác so với trước đây. Tôi thực sự hài lòng trước kết quả như này".

Bất ngờ trước cuộc sống hiện tại không ai ngờ của cậu bé có chiếc lưỡi khủng khiến bác sĩ cũng phải choáng váng - Ảnh 6.

Bé Baker bên cha mẹ của mình.

Mặc dù sự phục hồi từ phẫu thuật giảm lưỡi dự đoán có thể lên tới 90 ngày, nhưng cô Roth đã nhận thấy có những thay đổi ở Baker.

"Chúng tôi đã có thể ra ngoài nơi công cộng, con chưa bao giờ đến cửa hàng hay bất cứ nơi nào khác ngoài gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện", cô Roth vui mừng chia sẻ lại.

Hội chứng tăng trưởng quá mức BWS là gì?

Hội chứng Beckwith-Wiedemann (BWS) là rối loạn tăng trưởng bẩm sinh, có thể tác động tới tất cả các bộ phận trên cơ thể.

BWS là bệnh di truyền hiếm gặp. Khoảng 13.700 ca sinh nở trên toàn thế giới, mới có 1 bé mắc bệnh này. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn bởi có những trường hợp bị nhẹ và khi đó, hiếm khi được chẩn đoán chính thức.

Thông thường, một đứa trẻ chào đời mắc BWS sẽ có lưỡi to bất thường, có thể gây ra các khó khăn trong việc nói, thở và ăn cũng như tình trạng thường xuyên bị chảy dãi. 

Nó cũng có thể dẫn tới các vấn đề hô hấp và làm cho hàm dưới nhô hẳn ra.

Một số trẻ bị BWS chào đời với thành bụng mở toang, khiến các cơ quan nội tạng tràn ra ngoài qua rốn.

Ngoài ra, một số trẻ có thể gặp tình trạng cơ quan nội tạng lớn bất thường, sự tăng trưởng quá mức của một nửa cơ thể, khối u ở gan và tim lớn bất thường hoặc khuyết tật ở tim.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại