Bao Chửng là một nhân vật ngay thắn chính trực trong nhiều bộ phim truyền hình, ông xử án như thần. Những vụ án được ông giải quyết đều không có bất kỳ oan tình nào nữa.
Vì thế, ông được mọi người gọi là "Bao Thanh Thiên", ca ngợi ông là một viên quan liêm chính. Ngoài ra, đặc điểm khiến Bao Chửng gây ấn tượng trong lòng mọi người là gương mặt đen và một vết sẹo lưỡi liềm trên trán.
Tuy nhiên, các bộ phim truyền hình đều không khai thác về đời sống tình cảm của Bao Chửng mà chỉ đề cập đến năng lực phá án của ông. Trong lịch sử, ông có 2 người vợ. Người vợ đầu tiên là Lý thị, không may qua đời sớm.
Đến những năm trung niên, Bao Chửng lấy vợ thứ 2, Đổng thị. 2 người sinh được một người con trai, đặt tên là Bao Ức.
Dưới áp lực danh tiếng của cha, Bao Ức chăm chỉ đọc sách, trao dồi kiến thức cho bản thân.
Bao Chửng trên màn ảnh nhỏ.
Đáng tiếc, Bao Ức chết trẻ (sinh năm 1033, mất năm 1053), để lại người vợ họ Thôi và một đứa con nhỏ.
Tuy nhiên, ông trời không theo ý người, đứa cháu trai của Bao Chửng cũng qua đời lúc lên 5. Lúc này, Bao Chửng đã gần 60 tuổi, phải chịu cú sốc liên tục trước cái chết của con trai và cháu nội.
Về cô con dâu Thôi thị, lúc này vẫn còn rất trẻ. Vợ chồng Bao Chửng không muốn cản trở hạnh phúc của người phụ nữ tội nghiệp này nên đã khuyên cô tái giá.
Nhưng với bản tính cố chấp, Đổng thị không chấp nhận đạo lý một người phụ nữ "phục vụ" cho 2 chồng. Cô từ chối thiện ý của bố mẹ chồng, muốn thay người chồng đã mất chăm sóc cho vợ chồng Bao Chửng.
Trong lúc họ vẫn chìm trong đau buồn thì sinh thần thứ 60 của Bao Chửng đã đến, họ quyết định tổ chức đơn giản nhưng không ngờ nhiều quan viên trong triều đã đến dự. Một điều bất ngờ khác đã xảy ra trong tiệc mừng tuổi ngày hôm đó.
Con dâu Thôi thị bế một đứa bé đến trước Bao Chửng và nói: "Đây là con trai của người". Ngay lúc này, rất nhiều người hoang mang khi cho rằng Bao Chửng có mối quan hệ loạn luân với con dâu.
Thôi thị lúc này mới giải thích với mọi người rằng, đứa bé này không phải do cô sinh ra, mà là con của một thị nữ họ Tôn.
Người này là nha hoàn bồi giá, được xem như một thị thiếp được gả vào nhà đằng trai cùng với người vợ chính thất của Bảo Chửng.
Cho nên có thể nói, nha hoàn bồi giá này cũng là người phụ nữ của Bao Chửng.
Nhưng nhiều năm trước, ông đã "cho" bà trở về quê nhà. Lúc này, Tôn thị đang mang thai. Mãi đến sau này, Thôi thị mới biết và đi tìm bà, sắp xếp nơi ở và việc sinh nở của bà.
Ảnh vẽ Bao Chửng ngày xưa.
Không thể tìm được cơ hội thích hợp để nói cho Bao Chửng biết sự thật này, chỉ có thể nói ra trong hoàn cảnh như thế, khiến dư luận xôn xao.
Khi biết rõ mọi sự tình, Bao Chửng rất vui, vốn dĩ cho rằng mình đã tuyệt hậu, nhưng lại xuất hiện một người con trai nên ông rất quan tâm đứa bé này, đặc tên là Bao Thụ.
Năm Bao Thụ tròn 5 tuổi, Bao Chửng qua đời. Từ thời khắc đó, Bao Thụ được chị dâu Thôi thị nuôi dưỡng, cô vừa làm chị vừa làm mẹ.