Bảo tàng quạt cổ 'độc nhất vô nhị' trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành

Bảo Khánh |

Ngôi nhà số 2 trên phố Tạ Hiện (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được nhiều người biết đến với cái tên “Bảo tàng quạt cổ” bởi nơi đây lưu giữ hàng trăm chiếc quạt cổ được sản xuất ở châu Âu từ rất nhiều năm trước.

Nhắc đến Hà Nội, không còn xa lạ gì với ''thiên đường giải trí về đêm'' nổi tiếng – phố Tạ Hiện. Được xem là khu phố Tây duy nhất ở Thủ đô, khác hẳn với những nhà còn lại, tại “bệnh viện thần gió” ở ngôi nhà số 2 trên con phố này, hàng trăm chiếc quạt cổ thuộc dạng "độc nhất vô nhị", có tuổi đời hàng trăm năm của nhiều thương hiệu tên tuổi trên thế giới như Marelli của Ý, Emi Hà Lan, Calor Pháp, quạt tai voi của Nga, National 110 vol của Nhật,... đang được lưu giữ ở đây.

Tính tới thời điểm này, “ông vua quạt cổ” Trần Công Phúc đã ra đi hơn 5 năm nhưng tình yêu với những chiếc quạt cổ ấy không hề bị gián đoạn. Bởi người con trai của ông là anh Trần Hồng Đức đã nối nghiệp cha, cùng người học trò của ông Phúc là anh Nguyễn Văn Ngọc tiếp tục “thổi hồn” để hồi sinh những chiếc quạt cổ.

Anh Ngọc đã làm ở đây được khoảng 20 năm, khi đó anh mới 18 tuổi: “Việc phục chế một chiếc quạt tưởng như bỏ đi khiến nó sống lại gần như nguyên bản đó là một việc làm vô cùng thích thú. Nó đem lại cho tôi cảm giác chinh phục và say mê. Cũng giống như thầy, tôi có thể ngồi lì cả ngày để tìm tòi, khám phá ra cách phục chế hoàn hảo nhất”, anh Ngọc tâm sự.

Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Văn Ngọc, người học trò tâm huyết của ông Phúc.

Anh Trần Hồng Đức chia sẻ, anh là cán bộ công chức đang làm việc tại một phường ở quận Hoàn Kiếm, dù công việc rất bận, nhưng để “giữ lửa” nghề truyền thống của gia đình nên anh vẫn giữ lại của hàng của bố mình để lại.

“Tuổi thơ của tôi gắn liền với những chiếc quạt cổ, mỗi khi thấy bố cặm cụi sửa quạt, tôi thường ngồi quan sát rất say mê và rất hào hứng phụ giúp bố. Thời đó, để phục chế một chiếc quạt rất khó khăn. Không chỉ bởi nguyên liệu phục chế hiếm, mà tất cả các công đoạn phục chế đều phải làm thủ công. Có nhiều loại linh phụ kiện không thể phục chế được một cách hoàn hảo nên đòi hỏi phải sưu tầm thật nhiều quạt để chuyển từ cái này sang cái kia. Có những chiếc quạt phải cần lấy phụ kiện từ hai đến ba cái quạt khác mới có thể hoàn thiện xong”, anh Đức kể.

Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 2.

Anh Trần Hồng Đức luôn cố gắng giữ lửa đam mê của bố mình.


Công việc đòi hỏi sự khéo léo và chính xác nên không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để ngồi nhiều giờ đồng hồ bên những chiếc quạt hỏng. Thế nhưng khi đã đủ đam mê thì dù phức tạp đến mấy cha con anh Đức cũng quyết “hồi sinh” những chiếc quạt cổ.

"Hiện tại ở Hà Nội chỉ có 2 – 3 cửa hàng sửa chữa quạt cổ. Chính vì vậy, thợ sửa chữa quạt cổ cũng rất hiếm, tôi và 2 người thợ ở đây do chính bố tôi đào tạo", anh Đức chia sẻ.

Theo anh Đức, dù không được học trường lớp nào đào tạo về sửa chữa quạt, thế nhưng anh có thể “bắt bệnh” được tất cả các loại quạt cổ quý. “Từ bé tôi được cha hướng dẫn và chỉ bảo cách sửa quạt, thế nên dù không được đào tạo về sửa quạt nhưng tôi có được nhiều bí kíp của bố tôi”, anh nói.

Anh Đức chia sẻ thêm, nhiều người đặc biệt thích quạt trần cổ bởi khi sử dụng họ nhận thấy rằng làn gió do những chiếc quạt trần cổ tạo ra như gió tự nhiên và không tạo ra tiếng động. Cùng với đó, quạt được thiết kế mang đậm phong cách châu Âu với vẻ đẹp toát lên sự mềm mại, phù hợp với không gian trang trí theo phong cách tân cổ điển.

Hiện giờ, toàn bộ không gian trong ngôi nhà nhỏ của anh Đức đều dành để trưng bày quạt cổ. Trên trần nhà, những chiếc quạt trần được tháo bỏ cánh để tiết kiệm không gian treo san sát nhau, dưới nền nhà, không chỗ nào là không có quạt và thiết bị quạt.

“Mỗi chiếc có một vẻ đẹp riêng và thiết kế độc đáo khác nhau, nhưng đều được làm rất kỹ bằng những chất liệu đắt tiền như thân đúc bằng gang, cánh bằng gỗ hoặc đồng, chính vì thế mà chúng có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm”, anh Đức nói.

Để có được “gia tài” khủng như bây giờ, bố anh đã phải dày công tìm kiếm và sưu tầm những chiếc quạt cũ hỏng có tuổi đời lâu năm. Ông “say” quạt cổ đến mức hễ nghe thấy ở đâu có là ông lặn lội đến tìm mua lại bằng được. Những chiếc quạt được mua với giá “đồng nát” qua bàn tay phục chế của ông Phúc có khi trị giá lên đến cả ngàn đô la.

Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 3.

Trong căn nhà hơn 20m2 của anh Đức, nhiều quạt đến nỗi tất cả những chiếc quạt trần treo trong nhà đều phải tháo cánh cất riêng.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 4.

Với bộ sưu tập quạt cổ có một không hai này, năm 2012 ông Phúc đã từng được ghi danh trong “kỷ lục Guinness Việt Nam”.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 5.

Những chiếc quạt cổ này trước đây được người Pháp đưa sang để trang hoàng cho các dinh sở, biệt thự để làm dịu đi cái nóng miền nhiệt đới.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 6.
Dòng quạt cổ Marelli của Ý vốn được là vua của các loại quạt, các chi tiết đều đạt đến độ tinh xảo hoàn mỹ. Quạt được làm chính xác công phu đến từng con ốc, bánh răng, chân đế… Chính vì thế, chúng có khả năng hoạt động bền bỉ hàng trăm năm. Hiện tại, cửa hàng nhà anh Đức có hơn 10 chiếc quạt cổ dòng Marelli, chúng đều được làm bằng đồng nguyên chất. Chiếc rẻ nhất có giá vài chục triệu, chiếc đắt nhất có giá cả trăm triệu đồng.
Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 7.

Việc "khám" cho những chiếc quạt cổ này đòi hỏi người làm phải mất rất nhiều thời gian và công sức.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 8.

Hiện giờ, toàn bộ không gian trong ngôi nhà nhỏ của anh Đức đều dành để trưng bày quạt cổ.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 9.

Những chiếc quạt cổ đều phải sửa chữa thủ công.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 10.

Theo anh Đức, để có được “gia tài” khủng như bây giờ, bố anh đã phải dày công tìm kiếm và sưu tầm những chiếc quạt cũ hỏng có tuổi đời lâu năm.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 11.

Đã có thời gian, những chiếc quạt điện chỉ dành cho những gia đình quý tộc.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 12.

Những chiếc quạt vô tri sau nhiều năm “nằm chết” trong các góc nhà, qua bàn tay khéo léo của người thợ sẽ được khoác lên mình tấm áo mới.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 13.

Anh Đức chia sẻ, cửa hàng tọa lạc trên con phố cổ đắt đỏ, gia đình anh có thể dùng với mục đích khác để có một nguồn thu nhập rất tốt, nhưng anh vẫn một lòng giữ nghề truyền thống của gia đình, bởi đó là niềm đam mê, công sức sưu tầm một đời của cha anh để lại cho con cháu.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 14.

Trên con phố sầm uất nhất của Thủ đô, hàng ngày những người thợ tiếp nối ngọn lửa nghề của ông Phúc, vẫn say mê, tỉ mẩn phục chế những chiếc quạt cổ.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 15.

Mỗi ngày họ vẫn cặm cụi, cần mẫn “thổi hồn” vào những động cơ cổ với kinh nghiệm được ông Phúc truyền lại và tình yêu nghề lớn lao.


Bảo tàng quạt cổ độc nhất vô nhị trên phố Tây nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 16.

Bàn tay người thợ khéo léo đã biến những chiếc quạt cũ kỹ thành những sản phẩm thật đẹp và có giá trị lớn.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại