Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 diễn ra vào thời điểm then chốt đối với mối quan hệ Mỹ - Trung. Suốt một thời gian dài, chính quyền của ông Barack Obama đã hoan nghênh "sự vươn dậy của một Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng".
Trái lại, Chiến lược An ninh quốc gia của chính quyền ông Trump tuyên bố thẳng thừng rằng Trung Quốc muốn hình thành một thế giới đối nghịch với các giá trị và lợi ích của Mỹ; còn Chiến lược Quốc phòng quốc gia xác định Trung Quốc là một "đối thủ cạnh tranh chiến lược".
Các ứng cử viên Dân chủ trong cuộc tranh luận hôm 31-7. Ảnh: REUTERS
Thực ra, không phải là sự thay đổi trong quan hệ Trung - Mỹ này là duy nhất đối với chính quyền Tổng thống Trump và mối quan hệ này sẽ trở lại như xưa sau khi ông ra khỏi Nhà Trắng.
Các ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ không hề lùi bước trước cuộc đối đầu với Trung Quốc. Họ cho rằng Mỹ đúng khi đứng ra đối đầu với Trung Quốc về các vấn đề thương mại, có điều họ chỉ cần làm theo cách khác.
Trung Quốc cũng đóng một vai trò trung tâm trong các chính sách đối ngoại được các ứng cử viên Dân chủ hàng đầu nêu ra. Họ đóng khung Trung Quốc là một thách thức đối với trật tự do Mỹ đứng đầu như một phần của cuộc chiến toàn cầu chống lại chủ nghĩa độc tài lan rộng.
Riêng nữ thượng nghị sĩ Elizabeth Warren lập luận rằng Trung Quốc đã vũ khí hóa nền kinh tế của mình mà không bao giờ nới lỏng các ràng buộc chính trị trong nước, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để đưa nó lên vũ đài thế giới và đưa ra một mô hình trong đó kinh tế hợp pháp hóa áp bức. Bà cho rằng Mỹ và các đồng minh của mình ở châu Á phải xây dựng các giải pháp thay thế cho ngoại giao cưỡng chế của Trung Quốc, trừng phạt hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ.
Thay đổi so với trước đây, cựu phó tổng thống Joe Biden bây giờ gọi Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng và ở một số khu vực là mối đe dọa thực sự. Ông cho rằng ông cần phải cứng rắn với Trung Quốc.
Đảng Dân chủ cũng đang xem Trung Quốc và Mỹ là đối thủ, thay vì đối tác. Từ năm 2006 đến 2018, đảng Dân chủ bị chia rẽ về vấn đề này, nhưng đến tháng 2-2019 , 2/3 thành viên Đảng Dân chủ (63%) coi 2 quốc gia là đối thủ của nhau.
Theo khảo sát thái độ toàn cầu năm 2019 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, đa số các thành viên Đảng Dân chủ (59%) có quan điểm bất lợi đối với Trung Quốc, quan điểm ít thuận lợi nhất kể từ khi Pew lần đầu đặt câu hỏi vào năm 2005.
Theo nhà bình luận Craig Kafura, vào năm 2020, Đảng Dân chủ sẽ tấn công ông Trump một phần vì ông không đạt hiệu quả trong việc chống lại Trung Quốc trên mặt trận kinh tế. Chính sách thương mại của ông đối với Trung Quốc hầu như không ngăn chặn được hành động phi pháp về kinh tế của Trung Quốc.
Giả sử nếu như ông Trump rời Nhà Trắng vào năm 2021, tổng thống mới nhậm chức sẽ viện dẫn ngôn ngữ của một thế giới tự do đối lập với một Trung Quốc, hoặc sẽ đánh bại Bắc Kinh vì hành vi đi ngược luật pháp quốc tế ở biển Đông...
Mọi ứng cử viên tổng thống Mỹ tiềm năng thuộc phe Dân chủ đều tìm cách theo đuổi con đường cứng rắn hơn ông Trump hiện nay!