Báo cáo Không quân TG 2017: VN số 1 ĐNÁ về tiêm kích hạng nặng, TQ so kè Nga ở Top 5!

Nguyễn Bình |

Tạp chí Flight International uy tín hàng đầu về lĩnh vực hàng không vừa công bố Báo cáo "Không quân thế giới 2017", trong đó có đề cập tới sự lớn mạnh của KQVN và nhiều nước khác.

"Không quân thế giới 2017 - World Airforces Directory 2017" của Tạp chí Flight International là báo cáo thường niên được công bố vào tháng 12 hàng năm, trong đó liệt kê chi tiết các loại vũ khí, trang bị (chủ yếu là máy bay) kèm theo số lượng cụ thể của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Theo báo cáo năm 2017, mới được công bố đầu tháng 12 này, mặc dù có sự lớn mạnh, nhưng Không quân Việt Nam còn xa mới lọt được vào Top 10 cường quốc không quân thế giới.

Trung Quốc vững trong Top 10, ngang ngửa với Nga

Về máy bay chiến đấu: Mỹ đứng số 1 với 2.771 chiếc, chiếm 19% tổng số trên toàn cầu; 2. Trung Quốc với 1.523 chiếc (10%); 2. Nga với 1.523 (10%); Ấn Độ với 806 chiếc (6%); Triều Tiên với 572 chiếc (4%).

Về máy bay tác chiếc đặc biệt: Mỹ đứng số 1 với 757 chiếc, chiếm 38% tổng số trên toàn cầu; 2. Nga với 153 chiếc (8%); 3. Nhật Bản với 128 chiếc (6%); 4. Trung Quốc với 84 chiếc (4%) và Ấn Độ đồng hạng với 82 chiếc (4%).

Về máy bay tiếp dầu trên không: Mỹ đứng số 1 với 590 chiếc chiếm 78% tổng số trên toàn cầu; 2. Saudi Arabia với 20 chiếc (3%); Nga với 19 chiếc (2%); 4. Pháp với 14 chiếc (2%); 5. Israel với 13 chiếc (2%).

Báo cáo Không quân TG 2017: VN số 1 ĐNÁ về tiêm kích hạng nặng, TQ so kè Nga ở Top 5! - Ảnh 1.

Top 10 cường quốc không quân trong Báo cáo Không quân Thế giới 2017. Trong đó: Combat aircraft - Máy bay chiến đấu; Special mission - Máy bay tác chiến đặc biệt; Tanker - Máy bay tiếp dầu trên không.

Về máy bay vận tải: Mỹ đứng số 1 với 1.058 chiếc, chiếm 25% tổng số trên toàn cầu; 2. Nga với 375 chiếc (9%); 3. Ấn Độ với 232 cheiecs (5%); 4. Trung Quốc với 184 chiếc (4%); 5. Pháp với 131 chiếc (3%).

Về máy bay trực thăng vũ trang: Mỹ đứng số 1 với 5.757 chiếc chiếm 29% tổng số trên toàn cầu, chiếm 29%; 2. Nga với 1.360 chiếc (7%); 3. Trung Quốc với 809 chiếc (4%); 4. Hàn Quốc với 709 chiếc (4%); 5. Ấn Độ với 652 chiếc (3%).

Về máy bay huấn luyện/trực thăng: Mỹ đứng số 1 với 2.831 chiếc, chiếm 25% tổng số trên toàn cầu; 2. Nhật Bản với 447 chiếc (4%); 3. Nga với 387 chiếc (4%); Ai Cập với 384 chiếc (4%); 5. Trung Quốc với 352 chiếc (3%).

Báo cáo Không quân TG 2017: VN số 1 ĐNÁ về tiêm kích hạng nặng, TQ so kè Nga ở Top 5! - Ảnh 2.

Top 10 cường quốc không quân trong Báo cáo Không quân Thế giới 2017. Trong đó: Transport - Máy bay vận tải; Combat helicopter - Trực thăng vũ trang; Training aircraft/helicopters - Máy bay huấn luyện/trực thăng.

Nếu xét về quy mô tổng thể đội máy bay quân sự của các quốc gia, Mỹ vẫn đứng số 1 với tổng cộng 13.764 chiếc, chiếm 26% tổng số trên toàn cầu; 2. Nga với 3.792 chiếc (7%); 3. Trung Quốc với 2.955 chiếc (6%); Ấn Độ với 2.104 chiếc (4%); 5. Nhật Bản với 1.594 chiếc (3%).

Báo cáo Không quân TG 2017: VN số 1 ĐNÁ về tiêm kích hạng nặng, TQ so kè Nga ở Top 5! - Ảnh 3.

Top 10 quốc gia sở hữu nhiều máy bay quân sự nhất trong Báo cáo Không quân Thế giới 2017.

Xét về loại máy bay cụ thể thì máy bay Mỹ thống trị bảng xếp hạng trong cả Báo cáo Không quân Thế giới 2016 lẫn 2017. Trong đó;

Về máy bay chiến đấu (Báo cáo 2017): Tiêm kích F-16 đang được sử dụng nhiều nhất với 2.312 chiếc, chiếm 16% tổng số máy bay chiến đấu toàn cầu; 2. F-18 với 1.071 chiếc (7%); 3. Su-27/30 với 940 chiếc (6%); 4. F-15 với 874 chiếc (6%); 5. MiG-29 với 829 chiếc (6%).

Về máy bay vận tải: C-130 có tới 915 chiếc đang hoạt động, đứng thứ nhất và chiếm 21% tổng số trên toàn cầu.

Về máy bay trực thăng: S-70/SH/UH-60 đứng thứ nhất với 3.794 chiếc, chiếm 19% tổng số trên toàn cầu; 2. Mi-8/17 với 2.815 chiếc (14%); 3. UH-1 với 1.401 chiếc (7%); 4. AH-64 với 1.110 chiếc (6%); 5. Mi-24/35 với 918 chiếc (5%).

Báo cáo Không quân TG 2017: VN số 1 ĐNÁ về tiêm kích hạng nặng, TQ so kè Nga ở Top 5! - Ảnh 4.

Những loại máy bay hiện đang hoạt động nhiều nhất trong Báo cáo Không quân Thế giới 2017.

Báo cáo Không quân TG 2017: VN số 1 ĐNÁ về tiêm kích hạng nặng, TQ so kè Nga ở Top 5! - Ảnh 5.

Những loại máy bay hoạt động nhiều nhất trong Báo cáo Không quân Thế giới 2016.

Không quân Việt Nam có thêm máy bay mới

Số lượng máy bay trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam (thuộc KQVN và Không quân Hải quân) thay đổi không nhiều khi so sánh giữa số liệu Báo cáo Không quân Thế giới năm 2017 với năm 2016.

Đáng chú ý là số lượng máy bay tiêm kích Su-27/30 của KQVN tăng 3 chiếc. Có thể là Flight International thống kê việc tiếp nhận thêm 4 chiếc Su-30MK2 trong năm, nhưng có tính giảm 1 chiếc Su-30MK2 bị tai nạn, rơi trong khi huấn luyện hồi giữa năm 2016.

Số lượng máy bay huấn luyện phản lực 2 chỗ ngồi L-39 cũng giảm 1 chiếc, từ 26 xuống còn 25 chiếc, có thể là bảng thống kê của Flight International cũng đã kịp thời cập nhật vụ L-39 của Không quân Việt Nam bị tai nạn, rơi trong khi huấn luyện hồi giữa năm 2016.

Ngoài ra, số lượng trực thăng UH-1H cũng giảm từ 26 xuống còn 15 chiếc.

Báo cáo Không quân TG 2017: VN số 1 ĐNÁ về tiêm kích hạng nặng, TQ so kè Nga ở Top 5! - Ảnh 6.

Số lượng chi tiết từng loại máy bay của Không quân Việt Nam (ô khoanh đỏ) trong Báo cáo Không quân Thế giới 2016.

Báo cáo Không quân TG 2017: VN số 1 ĐNÁ về tiêm kích hạng nặng, TQ so kè Nga ở Top 5! - Ảnh 7.

Số lượng chi tiết từng loại máy bay của Không quân Việt Nam (ô khoanh đỏ) trong Báo cáo Không quân Thế giới 2017.

Có thể thấy, số lượng máy bay chiến đấu hiện đại và tương đối hiện đại của Không quân Việt Nam không hề thua kém, nếu không nói là một thế lực so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, số lượng máy bay chiến đấu của:

- Singapore gồm 100 chiếc (32+8 F-15SG, 60 F-16C/D);

- Thái Lan gồm 94 chiếc (18 Alphajet, 30 F-5E, 38 F-16A, 8 JAS-39 Grippen);

- Indonesia gồm 85 chiếc (15 EMB-314, 6 F-5E, 17+7 F-16A/D, 24 Hawk-209, 16+10 Su-27/30/35);

- Malaysia gồm 49 chiếc (8 FA-18D, 13 Hawk 208, 10 MiG-29, 18 Su-30MKM);

- Myanmar gồm 77 chiếc (21 A-5, 1 F-6, 24 F-7, 31 MiG-29);

Như vậy, Việt Nam đã và sẽ sở hữu tổng cộng 46 chiếc tiêm kích hạng năng Su-27/30, nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.

Mặc dù số liệu trên có thể không chính xác, thậm chí là rất lạc hậu so với thực tế, tuy nhiên, những con số thống kê đều rất hữu ích và từ nguồn đáng tin cậy (Flight International) nên hoàn toàn có thể dùng để tham khảo, đo lường sức mạnh không quân của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại