Bán xe cá nhân để đi "xe công nghệ" - Lựa chọn mới cho cư dân đô thị?

Thanh Xuân |

Con số 272.000 xe máy và 60.000 xe ô tô đăng ký mới ở TP.HCM trong năm 2016; hay gần 8 triệu xe đang lưu hành và vẫn không ngừng tăng lên..., đủ để thấy tình hình tắc nghẽn giao thông tại đô thị đang trầm trọng đến mức nào. Trong khi các cơ quan chức năng đang tìm cách giải quyết thực trạng này bằng nhiều giải pháp khác nhau thì câu hỏi đặt ra là: Tại sao không xây dựng những Thành phố thông minh với giao thông dựa trên nền tảng công nghệ thông minh?

Đánh giá về thực trạng quy hoạch giao thông hiện nay, các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực giao thông cho rằng, các hạng mục đầu tư hiện nay chưa đáp ứng đúng nhu cầu đi lại thực tế, cũng như chưa phù hợp với dự báo trong tương lai. 

Với những công trình vĩ mô như hệ thống Metro, chuyên gia nhận định cần phải trải qua vài thập kỷ mới đánh giá được hiệu quả, trong khi với tình hình đường sá chật hẹp hiện tại thì xe ôm lại là cách di chuyển hiệu quả và khả thi nhất.

Ở những quốc gia có mật độ giao thông cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, để giải quyết ùn tắc thì hình thức "đi chung xe" đã trở nên phồ biến hơn với khái niệm Motorcycle Taxi Sharing, tương tự như xe ôm tại Việt Nam. 

Một số những công ty công nghệ cũng đưa các công nghệ định vị như GPS, GIS… tích hợp vào những ứng dụng đặt xe trên smartphone, giúp việc di chuyển bằng phương tiện công cộng trở nên văn minh, nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Trên bình diện đưa khoa học kỹ thuật vào tổ chức, vận hành giao thông đô thị, việc áp dụng những công nghệ như GIS, GPS vào các ứng dụng đặt xe trên smartphone, như Grab là một ví dụ, đang là một xu thế phát triển chung và tất yếu trên toàn cầu. 

Tiến sĩ Phạm Sanh, một chuyên gia hàng đầu về giao thông đô thị nhận xét: "Thành phố thông minh không thể giao thông thiếu thông minh. 

Các dịch vụ giao thông công nghệ như GrabCar, GrabBike hiện nay là những trường hợp tiêu biểu về việc đặt xe qua ứng dụng trên điện thoại di động sẽ đóng vai trò khá quan trọng do tính toàn cầu IOT đã phổ biến trên mọi lĩnh vực và hiệu quả các công nghệ này quá rõ trong quản lý tổ chức giao thông".

Trong số các giải pháp từ doanh nghiệp, việc kêu gọi những khách hàng của mình bán xe máy cá nhân cho Grab, nhận lại mã đi GrabBike để hoàn tòan sử dụng dịch vụ xe công nghệ này làm cách di chuyển hàng ngày, được "hứa hẹn" là góp phần giảm kẹt xe tại các thành phố lớn và phát triển giao thông công cộng. 

Cách đặt vấn đề từ nhà cung ứng ứng dụng đặt xe công nghệ Grab cũng được chuyên gia đánh giá là... đáng để cân nhắc.

Bán xe cá nhân để đi xe công nghệ - Lựa chọn mới cho cư dân đô thị? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Grab Việt Nam chia sẻ: "Thông qua "Người đi GrabBike bán xe cho Grab", các phương tiện cá nhân sẽ được chuyển thành xe công cộng, giúp hệ thống giao thông công cộng lan tỏa rộng rãi hơn mà không cần phải tăng thêm lượng xe đăng ký mới, vì vậy có thể góp phần giảm ùn tắc giao thông. 

Khi đó, khách hàng được lợi vì không phải tốn chi phí duy tu bảo dưỡng xe mà vẫn đảm bảo việc di chuyển nhanh chóng, tiện lợi."

Đánh giá về tính khả thi của chương trình thu mua xe máy này, chuyên gia giao thông – Tiến sĩ Phạm Sanh cho rằng: "Tôi ước tính sẽ có thể giảm được 20% lượng xe cá nhân đưa đón học sinh, nhân viên văn phòng trong các giờ cao điểm. 

Theo tôi, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân bằng cách thu mua xe, thanh toán bằng mã đi xe công nghệ như thế này cũng sẽ dễ nhận được sự đồng thuận hơn là các biện pháp cấm đoán xe cá nhân khác."

Bán xe cá nhân để đi xe công nghệ - Lựa chọn mới cho cư dân đô thị? - Ảnh 2.

Nền tảng công nghệ hiện đại đã có sẵn, những giải pháp khả thi cũng đã được đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp triển khai, phần còn lại phụ thuộc vào ý thức tham gia giao thông của người dân, để tạo thành yếu tố đủ, giúp cho mục tiêu giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị sớm thành hiện thực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại