Hãng TASS dẫn lời Vladimir Drozhzhov – Phó giám đốc cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga vừa tiết lội điều khoản khá bất ngờ trong bản hợp đồng thương vụ tiêm kích Su-35 giữa Nga và Trung Quốc.
Theo đó, nhằm tránh tình trạng sao chép, Nga đã yêu cầu Trung Quốc phải ký cam kết không sao chép Su-35 dưới mọi hình thức.
Trước thông tin này, Franz-Stefan Gady, chuyên gia của tạp chí The Diplomat nhận định, điều khoản này gần như chỉ mang tính hình thức bởi Nga đã nhiều lần khẳng định, sao chép Su-35 là điều không phải Bắc Kinh cứ muốn là có thể làm được.
Tạp chí Nhật cho biết, Tổng công ty KHKT hàng không vũ trụ Trung Quốc không giấu giếm ý đồ ban đầu của mình mua 24 động cơ 117S của Nga cho tiêm kích thế hệ 5 J-20 dự kiến đưa vào biên chế vào năm 2018 của họ.
Sở dĩ Bắc Kinh có kế hoạch này bởi những khó khăn không thể vượt qua mà các kỹ sư Trung Quốc thiết kế động cơ lưỡng mạch WS-15 cho J-20 và J-31 đang vấp phải.
"Do Nga không muốn bán động cơ 117S như một sản phẩm độc lập, nên Trung Quốc sẽ phải mua tiêm kích Su-35", các nhà phân tích Jesse Sloman và Lauren Dickey chuyên về chương trình quốc phòng của Trung Quốc cho biết.
Một câu hỏi khác là liệu họ có làm được điều đó với động cơ 117S hay không?Cần lưu ý là người Mỹ cũng gặp khó khăn tương tự khi mua động cơ tên lửa RD-180 của Nga.
Hơn nữa, câu chuyện này diễn ra không phải là chỉ trong một thập kỷ và có thể tin chắc rằng, Mỹ cũng đã từng mưu toan sao chép RD-180 của hãng Energomash. Tuy nhiên, nỗ lực của Mỹ chưa mang lại thành quả nào.
Trước thực tế này, các kỹ sư Trung Quốc sẽ không thể sao chép chính xác động cơ 117S, họ chỉ có thể làm ra một bản sao có các tham số kém hơn nhiều, chuyên gia Franz-Stefan Gady nhận định.
Việc Nga tin Trung Quốc không thể sao chép công nghệ trên Su-35 được giới chuyên gia nhận định, thương vụ tiêm kích thế hệ 4++ này đơn thuần chỉ là bài toàn kinh tế.
Theo mức giá Nga chốt trong bản hợp đồng với Trung Quốc hồi cuối năm 2015, tiêm kích Su-35 có giá lên tới 85 triệu USD/chiếc chưa bao gồm vũ khí và các trang thiết bị mặt đất khác.
Như vậy, tổng giá trị hợp đồng mua 24 chiếc tiêm kích Su-35 lên đến trên 2 tỷ USD nếu kết hợp thêm vũ khí và các trang thiết bị mặt đất khác giá trị hợp đồng có thể tăng thêm khoảng 50% nữa ở mức khoảng 2,8 tỷ USD.
Và nếu bao gồm cả vũ khí đơn giá mỗi chiếc Su-35 có thể lên đến 116 triệu USD. Với mức giá này, chiến đấu cơ thế hệ 4++ của Nga có mức giá tương đương với dòng tiêm kích thế hệ 5 F-35 của Mỹ.
Nói về khả năng của Su-35, phi công lái thử nghiệm của Nga là Alexander Pulenko cho biết, ngoài sức mạnh hỏa lực, Su-35 có thể né tránh các dòng tên lửa không đối không dẫn đường bán chủ động bằng radar nhờ khả năng tác chiến điện tử tự thân.
Ngoài ra, nhờ khả năng cơ động trên không, Su-35 có thể tạo các đường bay phức tạp làm tên lửa đối phương mất mục tiêu.