Bạn sẽ làm gì khi gặp câu hỏi phỏng vấn hack não nhất mọi thời đại “Tại sao miệng cống đều có hình tròn"?

Lưu An |

“Tại sao miệng cống đều có hình tròn?” Đây từng là một câu hỏi phỏng vấn rất được ưa chuộng tại Google, cho đến khi mọi người nhận ra họ có thể... google để tìm ra câu trả lời. Ở đâu cũng vậy, vấn đề không phải là đúng hay sai, mà nó thử thách sự sáng tạo của bạn!

Trải qua nhiều thế kỷ, máy móc đã làm rất nhiều việc thay con người như thu thập và xử lý dữ liệu và đem lại cho con người những sản phẩm ở cấp độ cao hơn. 

Khi tự động hóa đang ngày càng phát triển và chiếm lĩnh một số vị trí công việc thay con người, chúng ta cần phải chứng tỏ rằng con người có những kỹ năng thực sự vượt bậc mà không máy móc hay con robot nào có thể thay thế được.

Xu hướng này tiếp tục được nhân rộng từ hơn 6 thập kỷ trở về trước. Vào năm 1956, nhà lý luận giáo dục Benjamin Bloom và đồng nghiệp của ông đã phát triển một hệ thống phân cấp của 6 cấp độ nhận thức - được biết đến với tên gọi “Phân loại tư duy của Bloom” mà họ cho rằng giáo dục nên chú ý giải quyết.

Bạn sẽ làm gì khi gặp câu hỏi phỏng vấn hack não nhất mọi thời đại “Tại sao miệng cống đều có hình tròn? - Ảnh 1.

Mô hình phân loại tư duy với 6 cấp độ nhận thức của Bloom.

Mô hình "Phân loại tư duy của Bloom" và buổi phỏng vấn xin việc

Việc xác định sự khác biệt giữa hiểu biết và áp dụng các thông tin sẽ giúp cho các công ty cũng như nhà tuyển dụng lựa chọn được đúng người phù hợp cho vị trí công việc. Do đó, vận dụng phép phân loại của Bloom, bạn sẽ có những ý tưởng tốt hơn khi thảo luận về kỹ năng và kinh nghiệm trong cuộc phỏng vấn xin việc của mình.

Những câu hỏi phỏng vấn của hầu hết các công ty được thiết kế để tìm hiểu khả năng ứng xử của ứng viên. Các nhà tuyển dụng phỏng vấn cho các kỹ năng mềm và trí tuệ cảm xúc. Vì vậy, nếu ai đó phải trả lời một trong những câu hỏi như “Hãy nói cho tôi biết về một khoảng thời gian mà bạn có rất nhiều việc phải làm và bạn đã ưu tiên chúng như thế nào?”

Bằng việc sử dụng 3 cấp độ thấp nhất trong phân loại Bloom, bạn có thể mô tả bạn đã học được phải làm thế nào để ưu tiên trong quá trình quản lý thời gian (kiến thức), giải thích giá trị của nó liên quan đến hiệu suất (sự lĩnh hội), và đi đến cuộc phỏng vấn thông qua việc bạn đã sử dụng một hay nhiều kỹ thuật ưu tiên hơn (áp dụng vào thực tiễn).

Đó là một câu trả lời hoàn toàn có thể chấp nhận được. Bạn cũng có thể sử dụng những cấp độ cao hơn trong phân loại Bloom để thảo luận bất kỳ vấn đề nào liên quan đến công việc.

Phỏng vấn tình huống

Bạn sẽ làm gì khi gặp câu hỏi phỏng vấn hack não nhất mọi thời đại “Tại sao miệng cống đều có hình tròn? - Ảnh 2.

Không giống như các cuộc phỏng vấn hành vi ứng xử tập trung vào việc người đó đã làm được những gì trong quá khứ (hay họ được huấn luyện để trả lời phỏng vấn).

Mà trong loại hình phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ cho ứng viên một kịch bản cụ thể và có liên quan đến việc kinh doanh nhưng không cung cấp chi tiết và đặt câu hỏi xem họ sẽ phản ứng như thế nào? Đây thực sự là một thử thách khó khăn!

Trong những cuộc phỏng vấn tình huống này, sử dụng phân loại tư duy Bloom có nghĩa là bạn phải thăm dò một cách am hiểu theo một chiều hướng chính xác.

“Đó không phải là việc có một câu trả lời "Đúng’” - Sharon Delay, Chủ tịch của Columbus, Ohio nói, “Nhưng điều này cho thấy bạn phải làm thế nào để đặt những câu hỏi chất lượng và bạn có thể làm việc với một kiến thức có hạn trước khi đưa ra được giải pháp”

Những câu hỏi không phải để tìm câu trả lời

“Tại sao miệng cống đều có hình tròn?” Đây từng là một câu hỏi phỏng vấn rất được ưa chuộng tại Google, cho đến khi mọi người nhận ra họ có thể... google để tìm ra câu trả lời. Ở đâu cũng vậy, vấn đề không phải là đúng hay sai, mà nó thử thách sự sáng tạo của bạn!

Vì thực ra có ai cấm bạn dùng Google đâu? Cứ thoải mái dùng đi chứ.

Bạn sẽ làm gì khi gặp câu hỏi phỏng vấn hack não nhất mọi thời đại “Tại sao miệng cống đều có hình tròn? - Ảnh 3.

“Những case phỏng vấn được gắn vào lối suy nghĩ” – Tiến sĩ Katharine Brooks, Giám đốc điều hành của Trung tâm Hướng nghiệp tại Đại học Vanderbilt cho biết.

“Tôi đã từng nghe về việc các nhà tuyển dụng hỏi ứng viên rằng có bao nhiêu miếng bánh pizza được bán trong khuôn viên trường trong suốt những ngày cuối tuần, hay có bao nhiêu quả bóng golf sẽ lấp đầy được một chiếc xe bus trường học. 

Thực ra, người phỏng vấn muốn thấy được các ứng viên làm việc như thế nào qua các vấn đề mà họ đưa ra và có bao nhiêu tư duy bậc cao đang diễn ra” - ông nói.

Sau tất cả, phỏng vấn công việc là một kỹ năng, và để có được kỹ năng này, bạn phải chịu rất nhiều áp lực.

Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề nhảy việc quá thường xuyên, và một thực tế khá rõ ràng là những người lao động đang thay đổi việc làm thường xuyên hơn trong quá khứ. Để người lao động nhảy việc thành công thì những kỹ năng phỏng vấn kiểu mẫu sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Trên thực tế, không phải mọi nhà tuyển dụng đều sẵn sàng có cái nhìn xa hơn về kinh nghiệm có hạn của một ai đó ngay từ lần gặp đầu tiên, hay đủ hiểu biết để lắng nghe những kỹ năng tư duy bậc cao ngay cả trong số các ứng cử viên có trình độ kỹ thuật tốt nhất.

“Nhiều nhà tuyển dụng đã bỏ lỡ những ứng viên tuyệt vời bởi những thiếu sót của họ trong việc giải quyết vấn đề và tư duy bậc cao hơn khi nghĩ ra cách để lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất" - Chủ tịch Sharon Delay thừa nhận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại