Rất nhiều cha mẹ phàn nàn rằng càng lớn lên càng thấy con đang dần xa cách mình.
Không ít người còn buồn phiền vì có cảm giác mình không còn ảnh hưởng tới con như trước kia nữa, vị trí của mình chỉ xếp sau bạn bè, giáo viên... của con.
Từ đó mà cha mẹ nảy sinh suy nghĩ "Liệu mình đã làm gì sai trong quá trình nuôi dạy con?".
Các chuyên gia tâm lý cho rằng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái sẽ dần "giãn" ra khi con trẻ ngày một khôn lớn.
Tuy nhiên, những phụ huynh thông minh vẫn duy trì được sự kết nối với con đều đặn, ngay cả khi con đã bước vào tuổi teen, nhờ họ duy trì những thói quen dưới đây một cách thường xuyên.
1. Ăn tối cùng nhau
Thiết lập thói quen ăn tối cùng nhau mỗi ngày sẽ là cơ hội tạo ra khoảng thời gian cùng con kết nối mối quan hệ tốt đẹp.
Nhờ đó, kể cả khi con đã bước vào giai đoạn tuổi teen, bố mẹ vẫn duy trì được sự kết nối đều đặn cùng con.
2. Bỏ điện thoại xa bàn ăn và khi lái xe
Nhiều người thừa nhận rằng quyết định này đầu tiên được thúc đẩy bởi sự sợ hãi và tội lỗi.
Nói cách khác, bố mẹ cảm thấy tội lỗi vì lướt Facebook trong khi ăn tối và sợ rằng nếu con thấy bố mẹ nhắn tin trong xe, con sẽ bắt chước hành vi đó.
Đôi khi nỗi sợ hãi và tội lỗi ảnh hưởng tốt với chúng ta. Đây là một thói quen đã giúp thiết lập một tiêu chuẩn cho cách chúng ta tương tác với nhau trong thế giới số.
Thời gian ở bàn ăn và trong xe là những khoảnh khắc trò chuyện tập trung nhất trong ngày của cả gia đình.
Bố mẹ sẽ thấy vui vì học được cách bỏ các tiện ích và sử dụng thời gian đó để kết nối với con cái.
3. Dành thời gian để nói về những hoạt động trong ngày
Trong khi bố mẹ bận rộn đi làm, con cái bận rộn học hành thì việc dành thời gian để tìm hiểu về một ngày hoạt động của nhau là rất cần thiết.
Có thể là thông qua tin nhắn hoặc email, nhưng phải thật phù hợp. Khi con trưởng thành, cứ mỗi chủ nhật cuối tuần con gọi hỏi thăm bố mẹ, lúc đó bố mẹ sẽ cảm ơn bản thân vì nỗ lực này.
4. Ôm nhau
Nhà tâm lý trị liệu người Mỹ Virginia Satir trình bày trong "Liệu pháp gia đình" rằng mọi người "cần 4 cái ôm mỗi ngày để sống sót, 8 cái ôm mỗi ngày để tồn tại và 12 cái ôm mỗi ngày để tăng trưởng".
Càng lớn lên, trẻ sẽ càng "lười" ôm cha mẹ. Vì vậy, hãy cố gắng duy trì thói quen ôm con.
Có lẽ đó chỉ là một cái ôm nhanh chóng vỗ lưng hoặc vuốt tóc nhưng sẽ giúp tăng cường sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái, ngay cả khi con đã bước vào tuổi ô mai.
5. Cùng con hiểu về công nghệ
Công nghệ đang thay đổi liên tục và do đó, cha mẹ sẽ khó có thể biết được hết về các ứng dụng mới nhất. Đó là một dấu hiệu nguy hiểm.
Chính vì vậy, trước khi con đến tuổi thiếu niên, bố mẹ cần tìm hiểu về những điều gì mới trong thế giới công nghệ của chúng và kiểm tra cách con đang sử dụng công nghệ.
Bố mẹ đặt giới hạn về sử dụng công nghệ và duy trì việc quản lý ngay cả khi con bước vào tuổi thiếu niên.
6. Dành thời gian với bạn bè của con
Trong khi mọi người vẫn nói rằng chúng ta không thể chọn bạn bè cho con, nhưng chắc chắn bạn có thể biết bạn của con là ai.
Bắt đầu thói quen này bằng cách làm bạn với con, từ đó con sẽ dễ dàng chia sẻ với bố mẹ về những người bạn xung quanh mình.
Bố mẹ cần chú ý đến dấu hiệu cảnh báo này: nếu con nói về những người mà bố mẹ chưa bao giờ gặp và không biết gì về họ, thì hãy làm quen, tìm hiểu thông tin về người đó nhiều hơn.
7. Hiểu sở thích của con
Có những điều con thường nói có thể nhàm chán với bố mẹ nhưng quan trọng với chúng, bố mẹ hãy lắng nghe như thể nó cũng quan trọng với mình.
Sẵn sàng hiểu những gì quan trọng đối với con là cách xây dựng mối quan hệ lớn tốt hơn với con.
8. Tìm một sở thích chung để chia sẻ
Có người tìm được môn thể dục thể thao để cùng con tập luyện.
Chơi thể thao không những giúp đốt cháy kích thích tố trước tuổi teen của con mà còn khởi động sự trao đổi chất của bố mẹ, và trên hết những bài tập cũng tạo liên kết chung giữa cha mẹ và con cái.
Khi con thành một thiếu niên, con có thể có cuộc chạy đua cùng bố mẹ, có thể lúc đó con nhanh hơn bố mẹ nhưng không sao cả, điều quan trọng nó là sợi dây gắn kết cha mẹ - con cái.
9. Kết nối với con trên giường
Bố mẹ thông minh thường dành 3 phút đầu tiên sau khi trẻ thức dậy và 3 phút cuối trước khi chúng đi ngủ để chơi cùng con trên giường. Đó là thời điểm tốt nhất để kết nối với chúng.
Sự kỳ diệu ở chỗ cuộc trò chuyện trước khi đi ngủ rất đơn giản: trẻ em sẽ làm bất cứ điều gì, thậm chí kể chi tiết những việc chúng làm trong ngày với bố mẹ.
Trước khi con bước vào tuổi thiếu niên, đây là thời điểm tuyệt vời để hiểu và thân thiết với con. Đó cũng là một thói quen có thể duy trì cả khi chúng lớn hơn.
10. Để con được vấp ngã
Khi nuôi dạy con cái, nhất là những người lần đầu làm cha mẹ, phụ huynh thường nơm nớp lo lắng suốt ngày xem con có ăn nhầm thứ gì độc hại, con có va chạm hay ngã cầu thang hay không...
Đó là loại cảnh giác hình thành như một thói quen khó có thể bỏ.
Tuy nhiên, khi lớn lên, cha mẹ không phải lúc nào cũng kè kè bên cạnh con, đỡ con lên khi ngã và bảo con không nên ăn thứ nọ thứ kia.
Vì vậy, tốt nhất là cha mẹ nên sớm bắt đầu rèn luyện con tự mình thử mọi thứ. Con phải biết đồ ăn nào không nên ăn.
Con cần biết tự đứng lên khi vấp ngã… Bằng cách đó, đến lúc con lớn lên con có đủ tự tin, kinh nghiệm để tự mình làm được mọi thứ.
Nguồn: Parenting