Mơ ước cuộc sống an nhàn ở chốn thôn quê
Chú Vương và dì Hoàng sinh sống và làm việc ở Hải Châu, Trung Quốc. Đối với họ, cuộc sống ở nông thôn là trải nghiệm rất xa lạ. Sau khi về hưu, họ được truyền động lực về quê dưỡng già bởi những video trên Youtube.
Hai vợ chồng chú rất khao khát cuộc sống trong mơ đó. Họ có dự định bán nhà ở thành phố về quê mua mảnh đất, xây nhà. Với khoảng vườn trống, 2 vợ chồng sẽ tự trồng một số loại rau, nuôi thêm vài con gia súc nhằm phục vụ cuộc sống tự cung tự cấp.
Để chắc chắn với quyết định của mình là đúng, vào những ngày cuối tuần trời đẹp, chú Vương và dì Hoàng thường đến các trang trại ở ngoại ô để trải nghiệm cuộc sống ở vùng nông thôn. Theo đánh giá của chú Vương, cuộc sống ở các trang trại này hầu như đã được thương mại hoá nên không đúng ý.
Quyết tâm để những ngày tháng tuổi già không nhàm chán, vợ chồng chú đã bán căn nhà mặt phố ở Hải Châu, Trung Quốc để dồn tiền về quê mua đất. Theo chia sẻ của chú Vương, căn hộ bán được 1 triệu NDT (khoảng 3 tỷ đồng). Với số tiền này, gia đình dự định dành ½ số tiền để mua đất xây nhà ở quê. Số còn lại sẽ được gửi tiết kiệm nhằm lấy lãi.
Cầm tiền trong tay, chú Vương bắt đầu nhờ những người thân quen ở quê tìm mua mảnh đất như ý muốn. Sau nửa tháng, một người bán đất đã liên hệ với chú để giới thiệu về mảnh đất của họ. Nắm được thông tin, ngay hôm sau, chú Vương và dì Hoàng đã bắt tàu về quê để "mục sở thị" mảnh đất này. Có vị trí thuận tiện đi lại, nằm trong tầm giá, chú Vương chốt mua chỉ trong ngày hôm đó. May mắn, trên khu đất vẫn còn căn nhà của người chủ cũ, vợ chồng chú chỉ cần phải cải tạo lại cho phù hợp với nhu cầu. Sau 3 tháng vừa sửa sang và dọn dẹp về nhà mới, cuối cùng, chú Hoàng và dì Vương cũng có thể vào ở.
Vỡ mộng vì bỏ phố về quê
Bắt đầu cuộc sống mới, vợ chồng chú Vương cũng trồng rau nuôi gà nhằm phục vụ cuộc sống tự cung, tự cấp. Tuy nhiên, không phải cứ trồng rau xuống đất là có rau ăn, mua gà về nuôi là nó tự lớn.
Thực tế, bạn phải có kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm, mùa nào thì trồng cây gì, trồng vào khoảng thời gian nào là phù hợp, khoảng cách giữa các cây sao cho hợp lý để cây phát triển và tối ưu diện tích. Lên luống cao hay thấp, tỷ lệ bón phân, bón bao nhiêu là đủ. Mỗi thời kỳ phát triển của cây lại phải bón một loại phân khác nhau, tỷ lệ tưới nước, sâu bệnh gì… Tất cả những kiến thức dì Hoàng đều không có nhưng đã bắt tay làm. Thành quả nhận về là toàn bộ khu vườn không thể thu hoạch được gì dẫu cả 2 vợ chồng ngày ngày tưới tiêu, chăm sóc vườn cây.
May mắn đàn gia súc của gia đình vẫn lớn đều và cho thu trứng. Tuy nhiên sau 6 tháng chăn nuôi, điều họ không ngờ tới là mùi hôi từ những chuồng chăn nuôi gia súc sau nhà khiến họ không thể chịu nổi. "Hai vợ chồng tôi thường ngồi ăn cơm và uống nước ở ngoài sân. Tuy nhiên mùi quá nặng nên chúng tôi buộc phải ngồi ăn trong nhà", dì Hoàng nói.
Chưa hết, đến mùa mưa, sân nhà chú Vương khá trũng nên thường xuyên ngập nặng. Mỗi lần như vậy, hai vợ chồng lại thức đêm để chặn nước. Sáng hôm sau, họ phải dọn dẹp cật lực suốt mấy ngày.
Trước khi về quê, chú Vương và dì Hoàng nghĩ rằng sẽ trồng trọt, muốn ăn gì ra vườn đều có. Tuy nhiên, trồng không thành nên dì Hoàng thường mua thực phẩm từ những người hàng xóm. Rau rươi ngon và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, theo lời của dì thì các loại rau không đa dạng. Một số thực phẩm khác cũng không có nhiều. Dì chỉ có thể mua được thịt lợn, hay gà, vịt.
Thỉnh thoảng muốn đổi món với thịt bê, thịt cừu, song chợ không bán. Muốn ăn cá, gia đình dì cũng chỉ có thể lựa chọn cá diếc, trắm cỏ. Các loại cá khác như cá tuyết, cá basa muốn ăn phải gửi trên thành phố và thường bị ướp lạnh vài ngày mới đến nơi. Nên cá khi ăn cũng không còn ngon. Dì cho biết gần nhà cũng có một vài cửa hàng tạp hoá tuy nhiên hàng hoà cũng khá đơn điệu, chất lượng lại không tốt.
Không sử dụng khí đốt, người dân khu vực này đều sử dụng bếp củi là chính. May mắn có lương hưu nên gia đình chú thường mua củi sẵn thay vì đốn củi. Theo lời mô tả của chú Vương, do không có bình nóng lạnh nên khi mùa đông đến, việc đi tắm khá phiền phức. Vì họ phải vừa đun nước, vừa tắm.
Ở quê, việc đi khám bệnh và mua thuốc cũng rất bất tiện. Gia đình thường phải tranh thủ những ngày thời tiết đẹp để lên thị trấn mua rất nhiều thuốc, mất nguyên một ngày.
Cuộc sống như vậy kéo dài chưa đến 1 năm, chú Vương và dì Hoàng dần thấy mệt mỏi với sự bất tiện này. Họ cảm thấy vỡ mộng về cuộc sống an nhàn, không bon chen ở chốn thôn quê. Đi du lịch vài ba ngày, xem một số clip về cuộc sống bình yên ở vùng quê cảm thấy lạ lẫm, thích thú nên mơ ước đó là cuộc sống mình cần. Đến khi trải nghiệm thực tế, gia đình chú Vương không thể chịu nổi. Bởi bản thân không chịu cực khổ được. Hai vợ chồng cũng không bỏ được những thói quen sinh hoạt ở thành phố. Đến tháng thứ 10, chú Vương lập tức, gọi điện cho con trai sẽ quay trở lại dọn dẹp đồ đạc để trở lại thành phố. Sau Tết năm đó, chú Vương cũng thông báo cho người họ hàng ở quê tìm người thuê giúp căn nhà đó. Bởi gia đình chú sẽ không trở về đó nữa.