Bạn tự tin bao nhiêu phần trăm với năng lực học môn Toán của mình thời còn đi học? Bạn đã từng học vô số phép toán, công thức khó nhằn như khai căn, logarit, phương trình, hệ phương trình bậc hai, bậc ba,... và từng giải dễ ợt vài phút cho một bài toán? Nhưng với những phép tính cơ bản và dành cho học sinh tiểu học thì bạn làm được điều tương tự không?
Mới đây, 1 phép toán nhìn vô khá đơn giản nhưng lại làm khó với những ai nhận được câu hỏi. Đề bài là điền các dấu cộng (+), trừ (-), nhân (x), chia (:) vào vị trí của phép tính "7...7..." để bài toán có kết quả đúng.
Nhiều người được hỏi đã khá lúng túng trong những giây đầu suy nghĩ và không ít những phương án đã được đưa ra để giải quyết bài toán nhưng bất ngờ là không ai có đáp án chính xác cho một bài toán tiểu học như thế này.
Nhưng nếu quan sát kỹ một chút thì hẳn bạn sẽ tìm ra hướng đi đúng cho bài toán ngay thôi. Xem nhé, trong bài có 2 chỗ trống tức là có 2 phép tính được đặt kế nhau. Nếu đặt dấu trừ ở khoảng trống đầu tiên và đặt dấu chia ở khoảng trống thứ hai chúng ta sẽ nghiễm nhiên có đáp án đúng: 7-7:.
Ở đây quy tắc cơ bản của toán học trong tính toán mà ai cũng đã thuộc nằm lòng ngay từ khi học cấp 1 là nhân chia trước cộng trừ sau đã được áp dụng. Như vậy, bài toán sẽ được giải quyết cụ thể như sau: 7...7...7=6 => 7-7:7=6 => 7-(7:7)=6 => 7-1=6.
Đôi khi những dạng toán mà học sinh tiểu học làm một cách nhanh nhảu như trên khi được đưa cho người lớn, họ sẽ gặp ngay tình huống "nan giải". Không ít phụ huynh có con đang trong độ tuổi này đã phải đau đầu để dạy con học vì nhiều người đã "quên béng" mất những kiến thức căn bản mình đã được dạy từ nhỏ.