Từng rơi vào trạng thái khánh kiệt
Lena Headey là một diễn viên người Anh, là gương mặt quen thuộc đối với nhiều khán giả thông qua bộ phim Trò Chơi Vương Quyền (Game of Thrones). Mặc dù đóng vai chính và trở nên nổi tiếng trong năm 2011, ngay sau đó 1 năm cô đã gặp rắc rối trong tài chính.
Lena Headey (Ảnh: Pinterest)
Vào tháng 4 năm 2013, Lena Headey đã mở lòng về thực tế tình hình tài chính của cô liên quan đến việc cô đệ đơn ly hôn năm 2012 với chồng Peter Loughran. Trong hồ sơ tòa án mới nhất của mình, Lena Headey - người đã đệ đơn ly hôn với chồng Peter Loughran - tuyên bố rằng cô gần như khánh kiệt. "Vào thời điểm hiện tại, tôi có ít hơn 5 đô la (khoảng 120 nghìn) trong tài khoản ngân hàng và đã sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán chi phí sinh hoạt cho bản thân và con trai Wylie".
Bên cạnh đó, một nguồn tin từ người thân cận với Lena Headey chia sẻ rằng cô đã cắt giảm rất nhiều chi phí trong cuộc sống và cố gắng không vượt ra ngoài khả năng tài chính của mình. Tình hình tài chính bấp bênh của cô ấy càng trở nên trầm trọng hơn khi cô ấy bán ngôi nhà cũ của mình ở khu vực Laurel Canyon của Los Angeles. Ngôi nhà đó được Headey và chồng cũ mua với giá 1.685.000 USD vào tháng 6 năm 2008 và được bán với giá 1.349.000 USD vào cuối năm 2012.
Trên thực tế, sau đó nhờ tiếp tục đóng các vai diễn quan trọng của Game of Thrones, nữ diễn viên nhanh chóng vượt qua thời điểm tài chính khó khăn. Được biết, thù lao Lena Headey nhận được trong mỗi tập phim tăng lên theo cấp số nhân, ước tính không dưới 500 nghìn USD.
(Ảnh: Pinterest)
Bài học tài chính rút ra
Có thể thấy Lena Headey đã nhanh chóng vượt qua thời điểm "rỗng ví" nhờ giảm chi tiêu và nỗ lực tăng thu nhập. Khi bước vào những tình trạng tài chính mới, các chuyên gia tài chính cho rằng mỗi người cũng cần thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp. Chẳng hạn, giống như Lena Headey sống dưới khả năng tài chính cũng như đã bán đi ngôi nhà để trang trải các khoản chi phí sinh hoạt.
1. Sống dưới khả năng tài chính
Học cách chi tiêu dưới khả năng, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết. Trong khoản cần thiết này cũng cần danh sách có những mức ưu tiên khác nhau. Chẳng hạn từ 1-10, bạn sẽ mua 5 món đồ vào tháng này và số còn lại trong tháng sau. Điều này sẽ dần dần giúp bạn hình thành thói quen chi tiêu có chọn lọc hết. Đặc biệt hơn, việc chi tiêu dưới khả năng sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền. Tránh đi những khoản chi khi nghĩ lại sẽ cảm thấy vô cùng tiếc nuối vì không có ý nghĩa gì trong cuộc sống hay tài chính.
Ảnh minh hoạ (Pinterest)
2. Quỹ khẩn cấp
Các quỹ khẩn cấp tạo ra một vùng đệm tài chính có thể giúp bạn tồn tại trong thời điểm cần thiết mà không cần phải dựa vào thẻ tín dụng hoặc các khoản vay lãi suất cao. Điều đặc biệt quan trọng là phải có một quỹ khẩn cấp nếu bạn mắc nợ. Bởi vì nó có thể giúp bạn tránh phải vay thêm. Những người trụ cột chính trong gia đình hoặc những người có thu nhập thay đổi cao có thể muốn nhắm đến các khoản chi tiêu có giá trị từ 9 đến 12 tháng trong một tài khoản tiết kiệm khẩn cấp.
3. Có nguồn thu nhập ổn định
Trong bất kỳ thời điểm nào, có nguồn thu nhập vững chắc sẽ giúp bạn an toàn hơn trong câu chuyện tài chính. Bởi vì dù có cắt giảm chi tiêu đến đâu mà không có dòng tiền vào, bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái áp lực tiền bạc. Điều này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống cá nhân.
Theo Forbes, Investopedia