Bà mẹ thiết kế một góc đặc biệt trong nhà cho con, khi biết mục đích sử dụng, ai nấy đều ngợi khen và đua nhau làm theo

NGUYỄN HƯNG |

Bà mẹ này đã thiết lập một góc riêng trong nhà, gọi là 'góc tĩnh tâm'. Trong góc nhà này có những món đồ vô cùng thú vị.

Việc phạt trẻ khi mắc lỗi luôn là một chủ đề nhạy cảm, gây tranh cãi giữa các nhà tâm lý học. Một số người cho rằng, khi trẻ mắc lỗi, dù vô tình hay cố ý thì những hình phạt nghiêm khắc cũng không mang lại hiệu quả. 

Tuy nhiên một số lại ủng hộ và tin tưởng việc phạt trẻ theo hướng đúng đắn sẽ có những mặt tích cực, đặc biệt là với trẻ có triệu chứng tăng động.

Nikki Mullen Cruz là một bà mẹ hiện đang sinh sống và làm việc tại Chicago, Mỹ. Cô thường xuyên sử dụng mạng xã hội tiktok và đã nghĩ ra một cách tuyệt vời để phạt những đứa trẻ mắc lỗi. 

Theo đó, bà mẹ này đã thiết lập một góc riêng trong nhà, gọi là "góc tĩnh tâm". Trong góc này có những cuốn sách, món đồ chơi và cả các tấm áp phích về cách giữ bình tĩnh.

Cụ thể, Nikki đã áp dụng phương pháp của mình như sau:

Khi những hình phạt không hiệu quả, "góc tĩnh tâm" ra đời

"Góc tĩnh tâm" chỉ thực sự hiệu quả khi bố mẹ dùng chúng vào đúng mục đích. Khi con mắc lỗi, rất nhiều cha mẹ cho con khoảng thời gian một mình, như bắt quay mặt vào tường, ngồi im một góc,... 

Nikki đã thực hiện cách này và thấy không hiệu quả. Cô cũng không muốn con phải trải qua quãng thời gian một mình với những cảm xúc lo lắng, sợ hãi.

Điều bà mẹ này cần là một không gian giúp con bình tâm lại và suy nghĩ về những việc đã làm, chứ không phải một nơi trống rỗng. 

Đó là lý do cô tạo ra "góc tĩnh tâm" - một góc nhỏ cạnh ghế sofa, được thiết kế với gam màu ấm áp, nhẹ nhàng và trải một tấm thảm mềm mại.

Bà mẹ thiết kế một góc đặc biệt trong nhà cho con, khi biết mục đích sử dụng, ai nấy đều ngợi khen và đua nhau làm theo - Ảnh 1.

"Góc tĩnh tâm" trong nhà Nikki.

"Góc tĩnh tâm" mang lại những hiệu quả tích cực

Ở góc "tĩnh tâm", trẻ có thời gian thư giãn, thở chậm và cả ngồi thiền. Từ trạng thái giận dữ, trẻ dần bình ổn cảm xúc. 

Lúc này, những hiệu quả tích cực mới bắt đầu. Nikki cho biết, cô thường yêu cầu con không sử dụng công nghệ trong khoảng thời gian này, thay vào đó là làm việc nhà. 

Khi vào "góc tĩnh tâm", cô cũng thường phạt con bằng cách không cho phép chơi những món đồ chơi yêu thích.

Bà mẹ thiết kế một góc đặc biệt trong nhà cho con, khi biết mục đích sử dụng, ai nấy đều ngợi khen và đua nhau làm theo - Ảnh 2.

"Góc tĩnh tâm" mang lại những hiệu quả tích cực.

Là nơi để con sử dụng cả 5 giác quan

Một trong những điều khiến Nikki tâm đắc nhất về "góc tĩnh tâm", đó là việc cô bày ở đây một giỏ chứa nhiều dụng cụ khác nhau. 

Chúng bao gồm: một món đồ nhỏ để cầm nắm, sở; một quả bóng plasma để sờ và nhìn; một bóng đèn đổi màu để kích thích thị giác; một chậu cây nhỏ để ngửi, nhìn và sờ; kẹo cao su để ăn vặt và chút tinh dầu thơm để ngửi; một chiếc máy phát nhạc và một món đồ chơi nhỏ phát ra tiếng kêu "răng rắc".

Bà mẹ thiết kế một góc đặc biệt trong nhà cho con, khi biết mục đích sử dụng, ai nấy đều ngợi khen và đua nhau làm theo - Ảnh 3.

Ngoài ra còn một số tấm áp phích treo tường hướng dẫn con của Nikki cách sử dụng không gian hiệu quả. 

Bà mẹ này cho biết, trong thời gian ngồi ở "góc tĩnh tâm", con của cô có thể sử dụng những món đồ chơi này và rèn luyện tốt hơn các giác quan.

Hiện tại, ý tưởng độc đáo của Nikki đang ngày càng phổ biến và được nhiều bậc cha mẹ học áp dụng theo. So với việc để con ngồi một mình trong bóng tối thì một "góc tĩnh tâm" sẽ giúp con bình tĩnh lại và học hỏi thêm được nhiều điều.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại