Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, chẳng có ai thích bị người khác la mắng cả. Đây là một trải nghiệm rất xấu hổ, gây ra nhiều tổn thương, đặc biệt là đối với trẻ em. Cha mẹ luôn nghĩ rằng, việc la mắng con cái là cách để giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Thế nhưng, họ không ngờ rằng, hành động này lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của con mình.
Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh đôi vợ chồng đến từ Quảng Đông, Trung Quốc kèm cặp con trai lớp 1 làm bài tập về nhà đang trở thành chủ đề bàn tán xôn xao của cộng đồng mạng.
Theo đó, cặp phụ huynh này thường xuyên quát mắng con do cậu bé hay làm bài sai và lại lười biếng. Ngày hôm ấy em đã hét lên: "Con muốn đi xét nghiệm máu ngay!". Đứa trẻ nghi ngờ rằng mình không phải con ruột của bố mẹ nên mới liên tục bị quở trách như vậy.
Câu nói của con trai khiến đôi vợ chồng sửng sốt. Lúc này, bà mẹ vội nguôi cơn tức giận và nhẹ nhàng nói: "Chẳng cần phải xét nghiệm máu, con là con của mẹ 100%". Sau khi nghe vậy, cậu bé im lặng và suy nghĩ rồi tiếp tục quay trở lại bàn học.
Sau khi nghe đoạn clip được đăng tải đã lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Bên cạnh những bình luận hài hước, không ít người cho rằng cách phê bình con của cặp phụ huynh đã gây ra tổn thương tâm lý đến cậu con trai nhỏ tuổi.
Giải pháp giúp con khắc phục "bệnh" lười học?
1. Rèn luyện tính tự lập ngay từ nhỏ
Ở mỗi lứa tuổi sẽ có những hoạt động phù hợp để con tự làm, tự trải nghiệm ngay từ nhỏ. Việc xây dựng cho con tính tự lập sớm sẽ rèn luyện con tự chủ trong mọi việc, không ỷ lại vào người khác và biết chịu trách nhiệm với hành động của mình.
2. Cân đối thời gian giữa học tập và vui chơi
Con cần được nghỉ ngơi và giải trí một cách hợp lý để khôi phục năng lượng. Vì vậy, cha mẹ hãy cùng con xây dựng một thời gian biểu hợp lý cho việc học và giải trí. Nhờ vậy, con mới không sợ hãi khi phải học quá nhiều, con sẽ thoải mái và yêu thích việc học hơn.
3. Giúp con tìm thấy niềm vui trong việc học
Có rất nhiều cách để con tìm được niềm vui và sự hứng thú trong việc học. Ví dụ: việc học phải có sự tương tác trao đổi để không bị nhàm chán, học cùng bạn bè, có sự thi đua, được khen ngợi khi việc học đạt kết quả tốt…