Bà mẹ giận dữ: 'Tại sao 40 + 2 = 42 lại sai?', sau khi nghe giải thích mới hiểu ý đồ cao siêu của giáo viên

VÂN TRANG |

Bài Toán tưởng chừng đơn giản, nhưng lại được giáo viên phức tạp hóa theo cách không ai ngờ.

Trường học thích rèn luyện tư duy sáng tạo cho trẻ, thay vì dạy theo quy trình 1+ hay làm những bài tập tính toán cứng ngắc. Vậy nên có nhiều câu hỏi dành cho học sinh tiểu học yêu cầu sự tư duy, mà đôi khi đến cả người lớn, nếu không cẩn thận xem xét sẽ khó lòng giải thích được.

Như câu chuyện của cậu bé Hạo Hạo dưới đây. Hạo Hạo năm nay lên lớp 1. Một lần, cậu bé mang bài kiểm tra của mình về cho mẹ xem, khi thấy đáp án của mình đúng nhưng giáo viên lại gạch đi mất.

Đề bài như sau: "Hình vẽ cho 4 bó tre, mỗi bó có 10 que. Ở bên ngoài, người ta đặt riêng lẻ 2 que. Em hãy viết đáp án thích hợp cho phép tính này".

Hạo Hạo ghi đáp án: "40 + " thì liền bị giáo viên gạch bỏ, trừ nguyên điểm bài toán này.

Bà mẹ giận dữ: Tại sao 40 + 2 = 42 lại sai?, sau khi nghe giải thích mới hiểu ý đồ cao siêu của giáo viên - Ảnh 1.

Phép tính 40 + bị gạch bỏ

Dĩ nhiên là phụ huynh, mẹ Hạo Hạo không cho phép giáo viên trừ điểm con trai mình vô lý. Bà mẹ đã gọi điện cho giáo viên và nhận được câu trả lời khiến phụ huynh này vô cùng ngạc nhiên.

Hóa ra, với các số đã cho ở đề bài 4, 10 và 2, cô giáo này yêu cầu học sinh viết thành các phép tính thích hợp, nhưng phải sáng tạo. Tức là, học sinh có thể tha hồ viết thành các phép tính sau như: "42 - ", "4 x ", 40 - "... nhưng trong 3 đáp án, không được lặp số với nhau

Rõ ràng phép tính "40 + " của Hạo Hạo không sai, nhưng cả 2 phép tính trước của học trò này đều dùng đến dữ kiện như nhau nên cô giáo đã trừ đi điểm sáng tạo.

Bà mẹ nghe xong đã vội vàng xin lỗi và hiểu được ý đồ của giáo viên, muốn rèn luyện tư duy mở cho học sinh Tiểu học, thay vì chỉ làm 1 bài tập tính toán và điền số thông thường.

Bà mẹ giận dữ: Tại sao 40 + 2 = 42 lại sai?, sau khi nghe giải thích mới hiểu ý đồ cao siêu của giáo viên - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Thực tế dạng Toán yêu cầu tư duy mở đã trở nên khá phổ biến trong các trường học. Muốn rèn luyện tư duy mở trong suy nghĩ cho trẻ Tiểu học, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

1. Làm giàu kiến thức cho con

Khi con cái có vốn kiến thức phong phú thì tự nhiên sẽ trở nên năng động và nhạy bén khi làm bài tập. Cha mẹ có thể rèn luyện bằng việc cho đọc nhiều sách, làm bài tập làm thêm trong các sách tham khảo...

2. Nuôi dưỡng trí tưởng tượng của trẻ

Thực tế, điều quý giá nhất đối với trẻ em chính là trí tưởng tượng. Điều này sẽ làm nền tảng cho tư duy và suy luận logic phát triển. Cách rèn luyện đến từ việc cho con chơi nhiều hoạt động thể thao, không bắt cả ngày chỉ chăm chăm vào việc giải đề và luyện đáp án...

3. Hình thành thói quen tư duy độc lập

Nếu không hiểu, hãy để trẻ tự hỏi giáo viên, thay vì cha mẹ là người trao đổi lại vấn đề đó. Hoặc khi không hiểu việc nhà, thì hãy hỏi người lớn. Việc liên tục đặt câu hỏi yêu cầu trẻ phải có trách nhiệm với tư duy suy nghĩ của mình. Khi trả lời được thắc mắc của bản thân thì trẻ sẽ tăng sự hứng thú đối với việc tìm hiểu thế giới xung quanh.

Nguồn: QQ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại