Không dám thừa nhận khuyết điểm của mình
Anna là du học sinh vừa từ Anh trở về, vì có tấm bằng thạc sĩ tài chính từ một trường nổi tiếng bên nước ngoài mà cô rất tự tin về năng lực của mình.
Anna thuận lợi qua vòng phỏng vấn và làm việc cho một tập đoàn nổi tiếng. Cô vẫn đi làm việc đầy đủ và đúng giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên, sau 5 năm, Anna mới nhận ra được tầm nghiêm trọng của vấn đề.
Đồng nghiệp khi xưa của cô giờ đã thành quản lí ở các bộ phận khác, cũng có người xin nghỉ việc về thành lập công ty riêng, chỉ có cô mãi giậm chân tại chỗ.
Khi họ hàng hỏi đến, Anna chỉ dám nói do ông chủ bất công mà không chịu thừa nhận một điều.
Trong 5 năm làm việc này, vì cảm thấy mình có phần vượt trội hơn đồng nghiệp mà cô không chịu tham gia vào các khóa đào tạo của công ty, cũng rất ít khi trao đổi về công việc với đồng nghiệp.
Anna đã quên mất một điều: Dù nền giáo dục phương Tây có vượt trội hơn nhiều đi nữa thì khi về nước, chỉ cần cô ấy dừng lại, không học cách thích nghi và phát triển trong môi trường mới, vậy người tiếp theo bị sa thải rất có thể là cô ấy.
"Con người một khi nhận thức được mình thật nhỏ bé, mới có thể làm nên những việc vĩ đại."
Có rất nhiều người cho rằng chỉ cần mình đi con đường ngược lại với đám đông thì sẽ trở nên vĩ đại, nhưng lại không biết bản thân đang tự dẫn mình vào con đường chật hẹp.
Vấn đề của Anna chính là: trong tiềm thức, cô ấy luôn cho rằng mình có ưu thế hơn đồng nghiệp nên đã bỏ qua việc quan sát thị trường doanh nghiệp hiện tại đang không ngừng biến đổi. Thời gian cứ trôi, và thị trường cũng càng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Mà người tài trên thế giới này không phải ít, nếu không muốn bị đào thải, chỉ còn cách học tập không ngừng.
Nếu bạn nhìn người chỉ luôn nhìn khuyết điểm của họ, mà lại bỏ qua khuyết điểm của mình, vậy con đường đến thành công của bạn sẽ ngày càng xa.
Nếu bạn không nhìn thấy mặt hạn chế của mình, mà chỉ luôn nhận định cái gì mình cũng có thể làm, người khác không có điểm gì đáng để mình học. Vậy bạn đã tự mình đóng kín cánh cửa lớn mang tên: "Trưởng thành."
Không dám gánh trách nhiệm
Trong công sở, không ít người mang "tâm lí đám đông" thế này: "Việc dễ để tôi, việc khó cho anh." Bởi vì họ sợ nhận trách nhiệm quá lớn sẽ phải phí sức lực và tinh thần đi hoàn thành, chưa kể không biết kết quả đem lại sẽ thế nào.
Vấn đề thứ hai của Anna chính là, cô nghĩ rằng chỉ cần bản thân làm tốt công việc của mình thì chắc chắn sẽ được thăng tiến, thế nên cô ấy không dám chọn lựa những hạng mục khó về tay, bởi vì cô ấy cảm thấy nó là con đường khá nguy hiểm cho bước đường tương lai của mình.
Tâm lí sự hãi này đã khiến nhiều người tự tay đóng kín cánh cửa "thăng tiến" của mình.
Bình tĩnh mà nói, dù bạn có thất bại dự án đó đi nữa cũng đã có một khoản thời gian được rèn luyện, mài giũa bản thân, và kinh nghiệm của bạn đã nhiều hơn đồng nghiệp một phần, có gì không tốt đâu?
Bây giờ mọi người đều thích suy nghĩ chiến lược theo xu hướng "chiến lược bùng nổ sản phẩm." Có nghĩa là, thay vì mất tập trung đầu tư vào 100 sản phẩm bình thường, lợi nhuận không lớn. Ngược lại, người ta càng thích dành hết sức lực và tinh thần vào một sản phẩm có sức hút lớn, làm sao để khi đưa ra thị trường, sản phẩm này có thể bùng nổ, gây ra hiệu ứng thị trường, và mang lại lợi ích còn cao hơn nhiều so với 100 sản phẩm thông thường kia.
Trong bóng đêm, pháo hoa dù có vụt sáng rồi tắt mãi cũng vẫn gây ấn tượng mạnh trong lòng mọi người, còn hơn như ngọn đèn dầu leo lét, thắp sáng cả đêm vẫn khiến người ta thấy tầm thường.
Có người nói rằng: "Lãnh đạo không cho tôi cơ hội, thì làm sao tôi có thể gánh trách nhiệm to lớn hơn, làm sao phát huy năng lực được?"
Không phải lãnh đạo không muốn giao việc lớn cho bạn, mà thay vì kiểm tra bạn bằng một dự án lớn, người ta có thể quan sát công việc hằng ngày của bạn, xem bạn có phải là người nỗ lực, có đảm đương hay không, từ đó suy ra bạn là người làm việc giỏi hay không.
Nếu việc gì khó bạn cũng không dám thử mà đùn trách nhiệm cho người khác, vậy lãnh đạo làm sao dám yên tâm đề cử cho bạn thăng chức được?
Tự mình rèn luyện bản thân, không chỉ cần chăm chỉ, mà còn phải có tinh thần trách nhiệm, dám đảm đương việc lớn, việc khó khăn. Khi năng lực và kinh nghiệm của bạn tích đủ đầy rồi, vậy cái ngày được thăng chức, tăng lương ấy thực sự không còn xa nữa.
Khi gặp vấn đề, điều đầu tiên làm là "hỏi thăm" ông trời ngàn câu hỏi "Vì sao?"
Vấn đề thứ ba của Anna chính là không dám nhìn nhận sự thật, không nghĩ đến việc thay đổi bản thân, mà đầu tiên lại là trách ông trời, trách lãnh đạo.
Cô ấy tự động bỏ qua những "tật xấu" thường ngày của mình như: trình độ chuyên môn không tiến bộ, tinh thần đồng đội kém, kỹ năng giao tiếp chưa đủ tốt,...
Trên thực tế, muốn đảo ngược tình huống bất lợi hiện tại. Cô ấy cần phải bình tĩnh nhìn rõ vấn đề từ lớn tới nhỏ, quan sát thị trường bên ngoài cũng như năng lực của chính mình, từ đó cải thiện cho phù hợp.
Nếu bạn chịu khó quan sát những người có tốc độ phát triển như ánh sáng ở nơi làm việc, bạn sẽ thấy. Họ đều là người phân rõ mục tiêu, kiên nhẫn thực hiện, dám đối đầu thử thách, dù có ít nói cũng phải làm nhiều, dựa vào chính mình mà thay đổi từng chút một khó khăn trước mắt.
Khó khăn lớn nhất trên thế giới này không phải là thiếu tiền, thiếu bạc, thiếu nhà, thiếu người yêu, mà chính là rào cản tâm lí của bạn quá lớn.
Muốn trở thành pháo hoa sáng rực trên bầu trời, hãy là người dám nghĩ dám làm.