01
Lan là nhân viên hành chính nhân sự trong công ty tôi. Bữa trước, tôi cùng khách hàng đi ăn tại một nhà hàng Nhật Bản, bắt gặp Lan đang ăn trưa với bạn trai. Chúng tôi ngồi cách bàn của Lan không xa. Đang trong lúc gọi món tôi chợt nghe thấy tiếng mắng chửi từ phía bàn Lan ngồi.
Do nhân viên phục vụ bê đồ ăn không cẩn thận, đánh đổ trà vào điện thoại của cô. Lan gắt giọng chất vấn cô nhân viên phục vụ:
- Chị không có mắt à? Không nhìn thấy điện thoại của tôi để trên bàn sao?
Cô nhân viên phục vụ khổ sở liên mồm nói "xin lỗi". Chàng trai ngồi bên cạnh dường như không muốn phá vỡ bầu không khí ăn cơm nên dùng giấy lau khô điện thoại rồi nói "điện thoại không sao cả".
Thấy vậy, Lan không những không biết điều lại còn giễu cợt bạn trai: "Anh xem phim Hàn nhiều quá rồi hả, lại còn nói đỡ cho người ta".
Chàng trai mặt sầm xuống không nói gì. Lan lại tiếp tục gay gắt mắng cô nhân viên phục vụ với đủ các từ ngữ thô thiển.
Hành động của Lan khiến tôi cảm thấy giật mình. Sau đó, giám đốc nhà hàng phải ra mặt xin lỗi, sự việc mới tạm thời lắng xuống. Nhưng tôi biết rằng, cô nhân viên phục vụ kia chắc chắn sẽ bị khiển trách, phạt tiền.
Lúc đó, trong đầu tôi chợt hiện lên một câu nói: Vũ khí tấn công tốt nhất của một người trưởng thành là trí tuệ. Vũ khí phòng thủ tốt nhất là giới hạn đạo đức.
Nhưng trên thực tế, rất nhiều người lại làm ngược lại. Họ thường công kích người khác bằng giới hạn đạo đức và bảo vệ bản thân bằng sự ngu ngốc.
Với trường hợp của Lan mà nói, Lan hiểu lý nhưng không thấu tình. Thích đứng trên đỉnh cao của đạo đức để giẫm đạp lên lòng tự tôn của người khác.
Hành vi của Lan khiến cô cảm thấy tự đắc. Bởi Lan không hề nghĩ tới việc hành động của mình sẽ khiến cô nhân viên phục vụ đó phải chịu bao nhiêu tổn thất. Bị phạt tiền là chuyện nhỏ, vết thương tâm lý mới là chuyện lớn.
Chuyện bé xé ra to đó là hiện tượng mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ là một cái nhìn vu vơ mà bị coi là nhìn đểu, rồi bị đánh. Hay đơn giản chỉ là một cú va chạm nhẹ thôi cũng bị ăn vạ, bị ép bồi thường bằng được.
Rất nhiều người coi việc công kích người khác là một cách để xả stress, thậm chí là một kiểu ý thức ngầm.
02
Theo lý luận tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu tâm lý của con người bao gồm 5 tầng bậc khác nhau bao gồm: nhu cầu tâm lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc, nhu cầu được quý trọng, kính mến, nhu cầu thể hiện bản thân.
Năm tầng cấp nhu cấp này không hề cô lập, mà chỉ là có biểu hiện mạnh yếu khác nhau trong những giai đoạn khác nhau.
Trong thời đại hiện nay, nhu cầu của đại đa số chúng ta tập trung chủ yếu ở nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm và nhu cầu được tôn trọng. Được thể hiện trong cảm giác an toàn, cảm giác tồn tại và cảm giác ưu việt.
Nghĩa là, sự hài lòng của con người đối với cuộc sống được xây dựng trên cảm giác an toàn + cảm giác tồn tại + cảm giác ưu việt. Ba loại cảm giác này không thể thiếu một. Nếu như thiếu đi một loại cảm giác nào đó, chúng ta sẽ cảm thấy lo lắng.
Làm thế nào để chúng ta có được 3 kiểu nhu cầu tâm lý quan trọng này?
Sau buổi hôm đó, tôi đích thân tới phòng nhân sự tìm hiểu tình hình về Lan. Những thông tin phản hồi từ phòng nhân sự khiến tôi vô cùng ngạc nhiên.
Lan bình thường làm việc lười nhác, không có việc gì thường hay lướt web, chơi điện thoại. Nhưng Lan thường mang đồ ăn vặt hoặc những món trang sức nhỏ tặng cho mọi người xung quanh. Hoặc giới thiệu cho mọi người những món ăn ngon, những địa điểm vui chơi thú vị.
Vì vướng thể diện nên mọi người bề ngoài hi hi ha ha với Lan nhưng sau Lưng lại không ưa thích cho lắm. Đôi bên đều tự ngầm hiểu trong lòng nhưng không ai muốn nói ra.
Sau khi tìm hiểu chân tướng sự việc. Tôi đột nhiên hiểu ra rằng, sở dĩ Lan lấy lòng mọi người xung quanh là do muốn có được cảm giác an toàn trong nội bộ công ty. Còn việc Lan công kích, mắng mỏ cô nhân viên phục vụ nhà hàng chắc chắn là để có được cảm giác ưu việt.
Còn những người chìm đắm trong game oline hoặc đăng ảnh câu like có thể là do không có được cảm giác tồn tại trong cuộc sống hiện thực. Đành phải kiếm tìm nó trong thế giới ảo.
Trong thực tế, có rất nhiều người lựa chọn cách công kích người khác để có được cảm giác ưu việt. Lấy lòng thế giới bên ngoài để có được cảm giác an toàn. Tìm kiếm sự biểu dương để có được cảm giác tồn tại.
Việc xây dựng cảm giác hài lòng với cuộc sống bằng những cách trên, có thể bạn cho rằng nó thành công, nhưng thực chất lại vô cùng yếu đuối. Bởi sự thành công này, không thể chịu được bất cứ sóng gió nào.
Khi bạn công kích người khác, đột nhiên phát hiện họ cũng chuẩn bị phản kích. Bạn sẽ giật mình và không biết phải làm như thế nào.
Khi bạn lấy lòng người khác, đột nhiên phát hiện họ không ứ ừ gì, trái tim thủy tinh của bạn sẽ bị vỡ vụn.
Khi bạn tìm kiếm sự biểu dương, đột nhiên phát hiện người khác mặt lạnh như tiền. Bạn sẽ cảm thấy tủi thân như một đứa trẻ.
Do vậy, nếu bạn càng thành công trong việc công kích, lấy lòng và tìm kiếm sự biểu dương sẽ đồng nghĩa với việc bạn càng thất bại. Chỉ là bạn không dám nhìn thẳng hoặc đối mặt với sự thất bại đó.
03
Nếu gặp phải vấn đề tương tự như Lan ở trên, luôn có những người biết cách xử lý tốt hơn. Những người biết cách xử lý công việc trong mắt tôi đều là những người có đẳng cấp tương đối cao.
Đẳng cấp cao ở đây không chỉ là của cải vật chất hay địa vị xã hội. Mà là đẳng cấp tâm lý, dù họ có là những người thuộc tầng cấp thấp trong xã hội.
Tôi có người bạn vùng sâu tên Hương gia cảnh nghèo khó. Hương làm thuê ở thành phố trong một tiệm massage chân. Lương tháng 6 triệu, lại không có khoản tích cóp. Số tiền lương tuy ít ỏi, nhưng tháng nào Hương cũng trích một phần quyên góp cho học sinh nghèo. Bởi Hương hiểu rõ rằng, tri thức giúp thay đổi vận mệnh.
Có người bạn hỏi Hương: Lương cậu thấp vậy mà sao cậu vẫn quyên góp cho học sinh nghèo?
Hương nói, khi mọi người ở quê biết được công việc không mấy vẻ vang của mình đã rất coi thường Hương. Lúc đó Hương thực sự suy sụp.
Trong lòng Hương, làm thuê dù khổ dù mệt nhưng ít nhất vẫn có gia đình. Bởi gia đình cần tiền của Hương. Chỉ là thái độ của mọi người khiến Hương cảm thấy thất vọng.
Đối với nhiều người làm thuê xa quê mà nói, thành phố lớn dù phồn hoa đến mức nào, công việc làm thuê có vất vả đến mức nào, ngàn dặm xa xôi vẫn có một nơi an toàn và thoải mái chờ đợi đó là nhà. Nhưng nếu nhà không còn, vậy thì trụ cột để chống đỡ thế giới nội tâm coi như tan vỡ.
Hoàn cảnh mà Hương trải qua đủ để hủy diệt một con người và cũng đủ để hủy diệt cảm giác an toàn của Hương. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, Hương quyết tâm không gục ngã mà nỗ lực vươn lên. Dành dụm tiền nuôi các em ăn học và giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn khác hoàn thành sự nghiệp học tập.
04
Đối với mỗi người, khi gia đình và thế giới bên ngoài không chấp nhận họ, cảm giác an toàn của họ gần như bằng 0. Thế nhưng cảm giác an toàn thực sự của một người không thể đòi lại hoặc mang cho được. Cảm giác an toàn đó phải được xây dựng trên tiền đề có sự tín nhiệm của thế giới bên ngoài.
Hương kể, ngày nhỏ trong một lần biểu diễn văn nghệ, vì gia cảnh nghèo khó không có tiền mua giày, Hương đành phải đeo đôi giày cũ một chiếc màu xanh lá, một chiếc màu xanh lam của bà nội. Lúc đó, Hương rất sợ bị người khác nhìn thấy mình đeo giày không đồng màu. Nhưng Hương vẫn quyết tâm đứng trên sân khấu.
Đối với Hương mà nói con đường duy nhất để cô cảm thấy mình có giá trị hơn đó chính là giúp đỡ được càng nhiều các bạn học sinh nghèo hoàn thành sự nghiệp học tập. Đó là quy hoạch lớn nhất trong cuộc đời của Hương. Cũng chính là phương thức quan trọng để hương cảm nhận được sự tồn tại của mình trong thế giới này.
Trên thực tế, khi Hương bị thế giới bên ngoài kỳ thị và coi thường, cảm giác tồn tại của cô không đến từ sự biểu dương của thế giới bên ngoài đối với Hương. Mà đến từ những cảm nhận rõ ràng về sự trưởng thành của chính bản thân Hương.
Trong sâu thẳm đáy lòng của nhiều người luôn có những tiếng nói cất lên: Tôi sợ người khác coi thường mình. Do vậy yêu cầu của tôi với bản thân đó là phải được người khác coi trọng. Ghét bỏ hoặc ruồng rẫy bản thân có thể khiến người khác coi thường mình.
Chính vì những giới hạn đó của cuộc sống mà nhiều người không dám hoặc không thể làm những việc mà họ cảm thấy nếu làm thế giới bên ngoài sẽ coi thường họ. Họ chỉ có thể làm trong những phạm vi nhỏ, hay thậm chí chỉ có thể kiếm tìm trong thế giới online ảo.
Nhưng sự thật bất ngờ đó là nếu bạn nở hoa, bướm sẽ tự bay đến. Đến nay Hương đã giúp đỡ được hơn 100 bạn học sinh nghèo khó. Hơn nữa, Hương còn liên hệ được với nhiều nhà hảo tâm khác, kết hợp cùng nhau giúp đỡ các hoàn cảnh trẻ em nghèo, khó khăn.
Giúp đỡ ngày càng nhiều học sinh nghèo khó là mục tiêu quy hoạch cuộc đời của Hương. Từ 0 đến 1, từ 1 đến 10 và từ 10 đến 100… cứ thế tích lũy theo năm tháng.
Khi Hương nhìn thấy cảnh tượng các bạn học sinh nghèo khó vui vẻ đến trường. Trong lòng Hương trỗi lên một cảm giác lạ thường. Đó chính là cảm giác ưu việt, đến từ việc đạt được mục tiêu.
Do vậy, khi con đường có được cảm giác ưu việc của một người thay đổi từ việc tham vọng vật chất hoặc phê phán đạo đức thành hướng tới mục tiêu cũng chính là lúc thay đổi bộ mặt cuộc đời. Đây chính là việc nâng cao về cảnh giới.
Trong thế giới hỗn loạn ngày nay, sự hài lòng thực sự của một người đối với cuộc sống không đến từ thế giới bên ngoài mà đến từ sự yên bình và phong phú trong trái tim do việc trưởng thành và tự lập mang lại.
Để có được điều này, ngoài việc trải nghiệm và tích lũy dần dần còn cần tới sự tu dưỡng và tỉnh ngộ của bản thân.
Thay vì cố gắng "chiến thắng ảo" trong việc công kích người khác, lấy lòng người khác hay tìm kiếm sự biểu dương. Chúng ta hãy phấn đấu nỗ lực bằng cả nhiệt huyết con tim của mình. Sống đúng đời đẹp đạo, không ham mê danh vọng và những thứ vốn không thuộc về chúng ta.