Theo nguồn tin trên, trong quá trình thử nghiệm, các tổ hợp vũ khí, hệ thống điện tử trên chiến hạm Brisbane đều được kiểm tra. Quá trình trên có sự phối hợp của Không quân Hoàng gia Australia và các đơn vị hàng hải dân sự với mục đích mô phỏng nhiều tình huống tác chiến khác nhau đối với tàu chiến Brisbane.
Khu trục hạm lớp Hobart
Trang bị hỏa lực trên khu trục hạm lớp Hobart
Trong quá trình thử nghiệm, chiến hạm Brisbane đã thử nghiệm phương án đối phó với mục tiêu giả lập là máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet tiếp cận ở độ cao thấp; phối hợp tác chiến với máy bay tuần thám P-8A Poseidon và máy bay tác chiến điện tử Learjets...
Sau khi đánh giá kết quả thử nghiệm, giới chức quốc phòng Australia đã công nhận quá trình thử nghiệm của chiến hạm Brisbane thành công và nó sẽ được bàn giao cho Hải quân nước này vào tháng 6/2017.
Được biết, Australia quyết định mua 3 chiến hạm lớp Hobart được phát triển trên cơ sở khu trục hạm F-100 của hãng chế tạo Tây Ban Nha Navantia từ năm 2007. Tổng giá trị của gói thầu này lên tới 6,7 tỷ USD.
Chịu trách nhiệm thưc hiện chương trình khu trục hạm lớp Hobart là liên doanh ASC, Raytheon Ostrelia và Cơ quan phụ trách Hậu cần và mua sắm trang bị quân sự (DMO) thuộc Bộ Quốc phòng Australia. Các thành phần của chiến hạm lớp Hobart được đóng ở dạng module hóa ở nhiều nơi trên thế giới và hoàn thiện tại cơ sở của ASC tại thành phố Adelaide, Australia.
Khu trục hạm lớp Hobart có lượng giãn nước 7.000 tấn. Với nhiệm vụ chính là phòng không, tàu được trang bị hệ thống điều phối tác chiến Aegis 7.1. Hệ thống này điều phối hoạt động của radar AN/SPY-1D(V) với khả năng phát hiện và theo dõi tới 200 mục tiêu cùng lúc ở phạm vi hơn 300 km.
Hỏa lực của lớp tàu chiến này là các đạn tên lửa SM-3 block 1A, SM-2 và tên lửa hành trình nằm trong 48 giếng phóng thuộc tổ hợp ống phóng thẳng đứng Mk 41, hải pháo 127 mm Mk 45 Mod 4 và nhiều vũ khí hải quân khác. Giới chuyên gia đánh giá, khu trục hạm Horbat là một trong những lớp chiến hạm chuyên biệt phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay.