Một đoạn clip nhỏ ghi lại khoảnh khắc các bà các mẹ đi dự đám cưới tại một tỉnh miền Tây, điều đáng chú ý không phải là cô dâu chú rể hay quan viên hai họ, mà chính là các bà các mẹ dự đám cưới. Họ có thể ăn mặc rất bình dị với áo bà ba, có người diện áo dài... nhưng nhất định vòng vàng, nhẫn vàng phải phủ kín người. Thậm chí các bà các mẹ còn đeo nhẫn đủ 5 đầu ngón tay, lắc tay đeo tới mấy chiếc... mà vẫn ngồi bóc tôm, gặm gà nhoay nhoáy.
Đặc sản ăn cưới ở miền Tây. (Nguồn: Facebook fanpage Kiên Giang).
Đám cưới miền Tây: Đại hội đeo vàng của các bà, các mẹ
Đây chính là nét đặc trưng của người miền Tây, cứ hễ được mời đi đám cưới là nhà có bao nhiêu vàng mang ra đeo bằng hết. Bạn sẽ thấy từ già trẻ, lớn bé, thậm chí cả con nít, không có một ai đi ăn cưới mà trên tay, trên cổ trống không. Thế mới nói, đám cưới miền Tây chính là đại hội đeo vàng của tất cả mọi người, trong đó các bà các mẹ là chịu chơi nhất.
(Nguồn: Thùy Thúc, Huỳnh Nguyên).
(Nguồn: Út Sumo).
Mà không chỉ một hai sợi dây chuyền vàng, ở miền Tây, vàng đeo là phải vài sợi, dây chuyền nhất định phải thật to, nhẫn chình ình trên tay mới được. Mỗi khi đi ăn đám cưới, các bà các mẹ hỏi chuyện cô dâu chú rể thì ít mà khoe vàng, nói chuyện về vàng là chủ yếu. Lướt điện thoại đến đâu, là các cô dơ tay khoe vàng đến đó.
(Nguồn: Bình Dương Xịn).
(Nguồn: @maiiemm)
Đeo nhiều vàng không phải để khoe của
Đeo vàng như thể là một nét văn hóa của người miền Tây. Mọi người thường quan niệm đeo vàng để thể hiện sự giàu có nhưng ở miền Tây lại không phải vậy. Có những gia đình tuy nhà cửa có thể còn đang lụp xụp nhưng họ vẫn có vàng để đeo lên người.
(Nguồn: @nguyenngan_997, Hoa Anh Đào).
Theo quan niệm, phụ nữ miền Tây nào càng đeo nhiều vàng thì chứng tỏ người đó rất giỏi làm ăn, quán xuyến việc nhà, tề gia nội trợ khéo léo. Vậy nên càng là phụ nữ, họ lại càng đeo nhiều vàng, không kể các sự kiện đặc biệt như cưới hỏi, mà cuộc sống bình thường, dù chỉ buôn bán ngoài chợ, các bà các mẹ vẫn xúng xính vòng vàng, nhẫn vàng đầy tay.
(Nguồn: @duyenlulu).
Người miền Tây cũng quan niệm vàng chính là của để dành nên cứ có tiền là họ sẽ mua vàng để tích trữ. Người nơi khác thấy những cảnh tượng như vậy, cứ nghĩ người dân miền Tây khoe của, nhưng người dân nơi đây lại nghĩ đơn giản có của thì đeo cho sáng da, sang người, tội gì phải giấu.
(Nguồn: @duyenlulu).
Mua sắm vàng, đeo vàng đã trở thành nét văn hóa nhiều đời của người dân miệt vườn. Năm này qua năm khác, họ tích lũy vàng để làm của cho mình, và cứ chờ có dịp là lại mang ra chưng diện.
(Nguồn:@tyna)
Rất nhiều bình luận thú vị, hài hước của cư dân mạng quanh những đoạn clip ngắn về đại hội đeo vàng tại đám cưới miền Tây:
- "Đi đám cưới mà áp lực ngang".
- "Người không có chỉ nào, không dám ngồi chung mâm".
- "Người miền Tây thích làm đẹp đeo vàng cho đẹp dù là nhà lụp xụp cũng phải ráng làm để có vàng mà đeo".
- "Miền Tây là vậy đấy họ đeo cho giống nhau, mình mà không đeo đi đám cưới ngồi gần họ, thấy ngại lắm nên cũng phải đeo".
- "Lần đầu tiên đi đám cưới miền Tây, có bà kia đeo vàng mà cầm đũa không nổi luôn, ghê thiệt".