Theo báo cáo, số đơn xin tị nạn ở Áo (không bao gồm người Ukraine) đã tăng gần gấp ba lần vào năm ngoái, ước khoảng 110.000 người. Đây là tỷ lệ bình quân đầu người xin tị nạn vào nhóm cao nhất ở EU. Bộ trưởng Ngoại giao Áo Schallenberg cho biết điều quan trọng đối với nước này là số người di cư phải sụt giảm đồng thời gọi việc phủ quyết là một “tín hiệu cảnh báo” tới Brussels.
Bộ trưởng Schallenberg từ chối xác định thời gian Vienna có thể dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với việc mở rộng Schengen.
Bộ trưởng Schallenberg từ chối ấn định thời gian dỡ bỏ quyền phủ quyết mở rộng Schengen cho hai quốc gia Bulgaria và Romania. Tuy nhiên, với thực trạng buôn người trái phép gia tăng khoảng 60%, trong đó có 7% người di cư trái phép từ Romania được ghi nhận cùng kỳ đầu năm nay tại Áo cho thấy việc mở rộng Schengen trong thời gian tới là rất khó khăn.
Ông khẳng định, là một trong những quốc gia trung tâm của châu Âu, nước Áo là một người hưởng lợi từ Schengen do đó để đảm bảo việc này hoạt động hiệu quả, chính phủ Áo sẽ thúc đẩy các kế hoạch hành động của EU nhằm thắt chặt kiểm soát biên giới và đẩy nhanh các thủ tục xin tị nạn.
Theo thống kê, Liên minh châu Âu đã tiếp nhận khoảng 1 triệu người tị nạn vào năm ngoái, không bao gồm người Ukraine, tăng gần 50%. Do đó, nước này sẽ không ủng hộ việc mở rộng hơn nữa Khu vực Schengen cho đến khi chính quyền quốc gia vùng Balkan này kiểm soát tốt hơn tình hình di cư. Giới phân tích cho rằng động thái này của Vienna sẽ làm xói mòn sự đoàn kết của EU vào thời điểm mà các thành viên cần nỗ lực tìm kiếm tiếng nói chung trong các vấn đề lớn hơn của khối./.