Vào ngày 26-4-1986, thế giới đã chứng kiến thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử khi một vụ nổ tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, thuộc Liên Xô sau đó một đám mây hạt phóng xạ lan rộng khắp các vùng của châu Âu.
Khoảng 350.000 người đã được sơ tán và hiện tại khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân được coi là một trong những khu vực ô nhiễm nhất hành tinh.
Chỉ có một vài người dân địa phương và một quần thể động vật hoang dã đã sống trong khu vực cấm của Chernobyl, trong vòng bán kính 30km, kể từ sau vụ tai nạn.
Gần đây, Chernobyl, miền Bắc Ukraine đã trở thành “điểm nóng” về mảng “du lịch u tối”. Đến thăm những địa điểm từng xảy ra thảm kịch như vậy có thể là một trải nghiệm thực sự trong cuộc đời mỗi người
Các nhóm khách du lịch đổ về thành phố Pripyat bị bỏ hoang, sát với Chernobyl, để chứng kiến cảnh hoang tàn, vắng vẻ trên nền âm thanh kỳ lạ là tiếng bíp của máy theo dõi bức xạ.
Các công ty du lịch bắt đầu đưa khách vào tham quan khu vực này từ khoảng năm 2000, mặc dù chính phủ Ukraine vẫn coi đây là hành vi bất hợp pháp cho đến năm 2011.
Hiện tại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chính thức cho phép Khu vực cấm Chernobyl mở cửa đón khách du lịch.
Trong chuyến thăm Chernbyl tháng 7-2019, ông nói hy vọng quyết định này sẽ mang lại cuộc sống mới cho khu vực.
“Cho đến thời điểm hiện tại, Chernobyl là tai tiếng của Ukraine. Đã đến lúc thay đổi điều này”, ông Zelensky nói khi ký quyết định cho phép khai thác du lịch tại Chernobyl
Khoảng 150.000 khách du lịch dự kiến sẽ tới thăm Chernobyl vào năm 2019, một phần, nhờ vào loạt phóng sự trên kênh HBO phát hành trong năm nay.
Đó là nơi gần như hầu hết mọi người đã chết. Và du khách cũng có thể đối mặt với sự đe dọa tính mạng của chính mình
Trong quá trình tham quan khu vực này, du khách được cảnh báo phải mặc quần áo bảo hộ và cẩn thận khi các tòa nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào
Các chuyên gia về chất thải hạt nhân cho biết, khả năng phơi nhiễm phóng xạ đối với du khách ở mức tối thiểu nhưng họ vẫn được khuyên không nên chạm vào bất kỳ con chó, đồ tạo tác, cây cối hoặc tường nhà
Những gì còn lại là bể bơi, siêu thị và các khu công cộng ở thị trấn Pripyat. Hiện giờ, tất cả đã trở nên hoang phế dù từng là địa điểm tấp nập thời Liên Xô
Chernobyl là một trong những ví dụ phổ biến nhất của hiện tượng được gọi là “du lịch u tối” - thuật ngữ chỉ hoạt động tham quan các địa điểm liên quan đến sự chết chóc, rùng rợn và đau thương.
Động lực thúc đẩy du khách đến thăm những nơi này tùy theo tính chất của mỗi địa điểm và tùy theo sở thích cá nhân. Có người tới đó trong một chuyến tham quan kết hợp, có người thì theo đuổi niềm đam mê lịch sử.
Thông thường, mục đích của khách du lịch là tìm hiểu về nơi đã xảy ra thảm họa để hiểu quá khứ và rút ra bài học trong tương lai
Tất nhiên, tận mắt chứng kiến và khám phá sẽ mang lại cho bạn cảm nhận riêng không có trong sách báo.
Các chuyên gia khuyên du khách nên tự tìm hiểu trước chuyến đi về lịch sử vùng đất cùng câu chuyện của những con người ở đó, để hiểu điều gì thực sự xảy ra và tôn trọng những gì còn lại.
Link bài gốc tại đây.