Ánh sáng xanh bất thường phát sáng trên miệng núi lửa Indonesia

Hoàng Dung (lược dịch) |

Các chuyên gia cho rằng ánh sáng xanh kỳ lạ hắt ra từ núi lửa Indonesia có khả năng là một thiên thạch.

Ánh sáng xanh bất thường phát sáng trên miệng núi lửa Indonesia - Ảnh 1.

Merapi ở Indonesia là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới

Những bức ảnh về núi lửa Merapi ở Indonesia đã lan truyền nhanh chóng sau khi một nhiếp ảnh gia chụp được hình ảnh giống như tia laser màu xanh khác thường phun ra từ đó.

Nhiếp ảnh gia người Indonesia Gunarto Song chụp những bức ảnh vào ngày 28/5. Ông chia sẻ bức ảnh và bình luận rằng 'Có phải một thiên thạch rơi xuống đỉnh núi Merapi?'

Ánh sáng xanh bất thường phát sáng trên miệng núi lửa Indonesia - Ảnh 2.

Ánh sáng xanh bất thường phát sáng trên miệng núi lửa

Theo các chuyên gia, ánh sáng xanh lục rất có thể là một thiên thạch. Đại diện Viện Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Indonesia LAPAN cho biết nhiều khả năng ánh sáng xanh kỳ lạ bắt nguồn từ hai trận mưa sao băng xảy ra trong thời gian đó là mưa sao băng Eta Aqarid và mưa sao băng Arietid.

Eta Aquariids là một trận mưa sao băng liên quan đến Sao chổi của Halley, trong khi đó, các nhà khoa học nghi ngờ rằng mưa sao băng Arietid đến từ tiểu hành tinh 1566 Icarus, lần đầu tiên Đài quan sát Ngân hàng Jodrell, Anh phát hiện vào mùa hè năm 1947.

Hơn nữa, một camera giám sát khu vực núi lửa của Kalitengah Kidul Post cũng ghi lại được hình ảnh chùm tia sáng bất thường trong vài giây.

Từ hai dữ liệu này, có thể giả định rằng tia sáng màu lục xuất hiện bên trên Núi Merapi liên quan đến hoạt động mưa sao băng.

Mưa sao băng Eta Aquarids xảy ra từ ngày 19/4 đến ngày 28/5, trong khi mưa sao băng Arietids bắt đầu vào ngày 14/5 và sẽ kéo dài đến hết ngày 24/6.

Ánh sáng xanh bất thường phát sáng trên miệng núi lửa Indonesia - Ảnh 4.

Bài đăng của Gunarto Song nhận được hơn 28.000 lượt yêu thích

Sở dĩ tia sáng có màu xanh lục vì trong thiên thạch, đá vũ trụ có chứa nhiều magiê. Gunarto Song cho biết anh đặt tốc độ chụp của máy ảnh ở 4 giây và hy vọng ghi lại được khoảnh khắc tuyệt vời nhất.

Gunarto Song nói: "Tôi sử dụng tốc độ 4 giây. Ánh sáng xuất hiện chớp nhoáng và nhanh chóng biến mất".

Núi Merapi ở biên giới Trung Java và Đặc khu Yogyakarta, là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới, phun ra nhiều tro bụi và các mảnh vụn.

Lần phun trào lần cuối vào ngày 27/3/2021, trong khi đó, vào tháng 3/2020, có hai lần núi lửa phun trào. Indonesia nằm trên 'Vành đai lửa', một mảng kiến ​​tạo ở Thái Bình Dương dẫn đến động địa chấn và núi lửa thường xuyên xảy ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại