Chuyến thăm Anh của Tổng thống Pháp Macron vào tuần qua là nhằm củng cố quan hệ giữa Pháp và Anh. Qua cuộc gặp gỡ này, Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Anh Theressa May muốn khẳng định rằng Brexit sẽ không đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ vốn rất khăng khít giữa London và Paris trên các lĩnh vực nhập cư, an ninh và quốc phòng đã được tạo dựng từ thời Thế Chiến thứ nhất.
Trọng tâm của hiệp định được ký kết giữa Anh và Pháp tại Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst là vấn đề nhập cư. Nước Pháp đã có lúc mệt mỏi với vai trò như là người chấn giữ biên ải của Anh. Vẫn luôn có nhiều người nhập cư bất hợp pháp từ thành phố cảng Calais của Pháp hy vọng sẽ vượt biên sang miền đất hứa Anh. Với hiệp định mới được ký kết, hai nước mong muốn “phối hợp tăng cường quản lý đường biên giới chung”.
Anh cam kết sẽ chi trả thêm 50 triệu euro cho công tác bảo vệ đường biên giới ở Calais. Kinh phí bổ sung này sẽ được dùng để đầu tư dựng thêm hàng rào, hệ thống camera giám sát và hệ thống camera hồng ngoại cần được kiện toàn ở các trạm biên giới ở Calais và ở nơi khác trên eo biển Măng Sơ.
Đồng thời, Anh sẽ cho phép thêm vị thành niên không có người giám hộ được nhập cư vào Anh và đẩy nhanh thủ tục đoàn tụ gia đình.
Hợp tác quân sự
Hợp tác quân sự cũng là một chủ đề quan trọng. Pháp lo ngại rằng sau khi Anh hoàn tục thủ tục rút lui khỏi EU quân đội Anh sẽ chỉ hiện diện ở châu Âu.
Cụ thể, hai bên đã đạt được thoả thuận là ba máy bay trực thăng vận tải quân sự Chinook thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh được dành cho đội quân gìn giữ hoà bình Liên Hiệp quốc do Pháp dẫn đầu ở Mali. Đội quân mũ nồi xanh của Liên Hợp quốc và lính Pháp đang chiến đấu tại đây để chống lại các nhóm jijhad âm mưu gây bất ổn tại đất nước Tây Phi này.
Ngược lại, lính Pháp sẽ được cắt cử để yểm trợ quân Anh đang đóng ở cộng hoà Baltic Estonia để củng cố đường biên giới của NAVO trước sức mạnh quân sự gia tăng của Nga.
Cục tình báo MI5 (Anh) và DGSI (Pháp) cộng tác khá chặt chẽ sau các vụ tấn công khủng bố diễn ra vào những năm qua ở Paris, Nice, London và Manchester. Mối quan hệ hợp tác này tiếp tục được duy trì sau Brexit.
Anh mong đợi nhận Tấm thảm Bayeux
Trước khi bắt đầu vòng đàm phán, Tổng thống Pháp đã có một nghĩa cử cao đẹp qua tuyên bố nước Pháp muốn tạm trao cho nước Anh tấm thảm lịch sử Bayeux.
Kỷ vật này sẽ được đưa tới Anh sau bốn năm, vào năm 2022. Bà May đã mô tả tấm thảm tượng trưng này là “một phần quý giá của lịch sử chung giữa hai nước.”
Tấm thảm này có từ cuối thế kỷ 11 và minh hoạ cảnh quân Norman chinh phục nước Anh trong trận chiến Hastings vào năm 1066. Kể từ đó, tấm thảm lịch sử này chưa bao giờ hiện diện ở Anh. Đây là một hành động tượng trưng đối với hai nước đã có nhiều thế kỷ là những nước địch thủ song suốt thế kỷ qua luôn sát cánh chiến đấu bên nhau trong nhiều cuộc chiến tranh.
Phóng viên Lia van Bekhove thuộc đài truyền hình VRT (Bỉ) tại London nhận định: “Việc cho mượn tấm thảm Bayeux là một nước cờ khôn ngoan. Nếu nói về sức mạnh “ngoại giao mềm dẻo, tỉ số là 1-0 nghiêng về ông Macron”./