Khác với ngày nay, sách giáo khoa của 20 - 30 năm về trước rất khó tìm mua. Một quyển sách được truyền đi 4 - 5 thế hệ từ cả họ hàng xa đến gần, cùng nhau sử dụng khi đi học. Nhiều gia đình không sắm được bộ sách giáo khoa, phải dùng kim chỉ khâu lại phần gáy cuốn sách.
"Nhớ giữ sách năm sau cho em dùng lại nhé", "Đừng làm hỏng trang", "Không được vẽ vào giấy"... Những câu nhắc nhở của cha mẹ đã đi theo lứa học sinh 8x và 9x, khiến giá trị cuốn sách giáo khoa cũ được nâng cao, như một cách "truyền vía học giỏi" cho đàn em sau này.
Sau nhiều lần cải cách giáo dục, sách giáo khoa giờ đã đẹp hơn, được in màu tất cả các trang. Nhiều gia đình đã thay SGK thường xuyên cho con. Song với thế hệ 8x và 9x, những quyển SGK đen trắng vẫn luôn giữ vị trí đặc biệt.
Khi nhìn những bức ảnh cũ dưới đây, nếu bạn đã từng học thì các bạn đã già rồi đấy!
Nhìn bức tranh này, nhiều người bật ra đoạn thơ: "Chú bé loắt choắt/ Cái xắc xinh xinh/ Cái chân thoăn thoắt/ Cái đầu nghênh nghênh".
Ai cũng từng ao ước có chùm xoài trước nhà thế này.
Bài thơ "Làm anh... khó đấy!" mà đứa trẻ nào cũng thuộc lòng.
Những trang sách đen trắng nhưng lại chứa đựng cả tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x.
Ngày xưa, nhiều gia đình khó có thể mua nổi 1 bộ SGK nên phải dùng lại sách cũ, nhiều trang đã úa màu.
Nhiều bà mẹ còn dùng kim khâu ghim lại những trang sách rách cho con.
Mỗi quyển chỉ có giá vài trăm đồng mà ai cũng nâng niu lắm.