Ảnh: Nhà tù Hoả lò - nơi nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từng vượt ngục

VIỆT AN |

Những di tích lịch sử gắn liền với nơi nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cùng các đồng đội vượt ngục năm 1945 vẫn được lưu giữ tại Khu di tích nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).

Ảnh: Nhà tù Hoả lò - nơi nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từng vượt ngục - Ảnh 1.

Nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, được thực dân Pháp xây dựng năm 1896. Nơi này có tổng diện tích hơn 12.000 m2, là một trong những nhà tù lớn và kiên cố bậc nhất Đông Dương lúc bấy giờ.

Ảnh: Nhà tù Hoả lò - nơi nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từng vượt ngục - Ảnh 2.

Bao quanh nhà tù là một bức tường xây kiên cố bằng đá cao 4m, dày 0,5m, trên cắm mảnh chai và chăng dây điện áp cao thế để ngăn cản tù nhân vượt ngục.

photo-2

Thiết kế xây dựng của trại giam cho phép Hoả Lò chứa khoảng 500 tù nhân với chế độ giam giữ, ép cung cực kỳ hà khắc, dã man.

photo-3

Tại Hỏa Lò, thực dân Pháp từng giam cầm hàng vạn chiến sĩ yêu nước và cách mạng Việt Nam. Người bị án đến 5 năm hoặc tử hình thường bị giam giữ ở đây. Còn những người bị án 5 năm trở lên sẽ được chuyển đi nhà tù Sơn La, Côn Đảo...

photo-4

Hoả Lò còn là nơi gắn liền với sự nghiệp cách mạng của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp chuyển từ nhà giam Hà Đông về đây.

photo-5

Tháng 3/1945, lợi dụng việc Nhật đảo chính Pháp, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cùng đồng chí, đồng đội đã tổ chức một cuộc vượt ngục lịch sử, qua đường cống ngầm.

photo-6

Khoảng 19h ngày 11/3/1945, các tù nhân chia làm nhiều tốp, chui xuống cống ngầm.

photo-7

Nhóm đi đầu tiên gồm 4 đồng chí là Trần Tử Bình, Trần Huy Hòa, Nguyễn Tuân, Phan Lang. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười được phân công đi nhóm thứ hai cùng với đồng chí Trần Văn Cử, Nguyễn Cao Đàm. Khi lên khỏi cống, các đồng chí nhanh chóng về Đông Mỹ, Thanh Trì, rồi tìm về làng Vạn Phúc bắt liên lạc với cơ quan Xứ ủy Bắc Kỳ.

photo-8

Đây là cuộc vượt ngục thành công trọn vẹn lần thứ hai của các chiến sỹ cộng sản ở nhà tù Hỏa Lò, đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ lãnh đạo tại các địa phương để tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

photo-9

Ngày nay, phần cửa cống mà đồng chí Đỗ Mười cùng các anh em cách mạng đã dùng để vượt ngục vẫn được lưu giữ tại Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò như chứng tích về một thời kỳ gian khổ và hào hùng cùa cách mạng Việt Nam.

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã từ trần hồi 23h12 phút, ngày 1/10/2018 (tức ngày 22/8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ ông với nghi thức Quốc tang.

Linh cữu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đặt tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng bắt đầu từ 7h ngày 6/10 đến 7h30 phút ngày 7/10; lễ truy điệu tổ chức vào 9h, ngày 7/10; Lễ an táng từ 13h cùng ngày tại quê nhà, khu Ma Vang, thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Ban lễ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười gồm 39 người. Trưởng ban là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các thành viên gồm: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại