Năm 1986, thảm họa hạt nhân Chernobyl tàn khốc nhất trong lịch sử đã không may xảy ra và để lại hậu quả khó có thể hồi phục với thế giới.
Pripyat, thị trấn được hình thành bên cạnh nhà máy hạt nhân được coi là một thành phố hạt nhân kiểu mẫu, được xây dựng nhằm làm nơi ở cho các chuyên gia hạt nhân, nhân viên an ninh và công nhân làm việc tại đây.
Hình ảnh so sánh quảng trường chính của Pripyat trước năm 1986 và năm 2015 cho thấy sự khác biệt lớn đến thế nào
Thị trấn này được hy vọng sẽ trở thành nơi mọi người phát triển nhờ ngành công nghiệp hạt nhân và quy hoạch đô thị thông minh. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, giấc mơ đẹp này đã hoàn toàn sụp đổ khi một thí nghiệm kỹ thuật đã thất bại và khiến lò phản ứng hạt nhân số 4 rơi bị tan chảy.
Để phản ứng với vụ việc, chính quyền Liên Xô đã lập tức ra lệnh cho công dân tại Pripyat sơ tán. Sau khi mệnh lệnh cuối cùng được đưa ra, toàn bộ thị trấn đã sơ tán trong ba giờ. Mặc cho hàng tỷ USD đã được dùng để ngăn chặn sự tàn phá của thảm họa này, bức xạ hạt nhân vẫn lan rộng khắp châu Âu và khiến Ukraine, Nga và Belarus bị ảnh hưởng nặng nề. Một số ước tính rằng Chernobyl đã gây ra 4.000 ca tử vong vì ung thư do nhiễm phóng xạ.
Hiện tại, dù mức độ phóng xạ đã giảm xuống mức mà các nhà khoa học và khách du lịch có thể đến thăm nhưng Pripyat vẫn bị bỏ hoang, tạo nên khung cảnh hoang vu, lạnh lẽo như trong các bộ phim về hậu tận thế.
Ngôi nhà nằm trong ngôi làng bị bỏ hoang Zalesye gần Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
Khung cảnh dường như được chụp trong một siêu thị với những chiếc xe đẩy hàng bị bỏ lại
Khung cảnh trong phòng thể chất tại một trường học
Những đồ chơi cùng cuốn sách, đôi giày của trẻ em bị bỏ lại bên cạnh chiếc mặt nạ phòng độc
Khu vui chơi bị chôn vùi trong tuyết
Cảnh tượng được cho là trong một phòng khám nha khoa giờ chỉ còn hoang tàn đổ nát
Vòng đu quay từng dự kiến đón khách vào tháng 5/1986, một tháng sau thảm họa Chernobyl
Căn phòng với vô số mặt nạ phòng độc dưới sàn nhà
Khó có thể nhận ra đây là phòng ngủ của một gia đình
Những công trình công cộng cho thấy rõ sự thiếu vắng con người sau nhiều năm
Nguồn: ATI