Toàn bộ cảnh đón Tết của người Mãn Thanh hiện lên một cách vô cùng sống động và nhộn nhịp thông qua những bức ảnh đen trắng của các nhiếp ảnh gia Phương Tây.
Có thể thấy dù vào thời kỳ nào, Tết Nguyên Đán vẫn luôn là một dịp lễ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Trung Quốc.
Khi Tết đến, Xuân về, tiết trời phương Bắc không còn quá lạnh, cây non đâm chồi nảy lộc báo hiệu một năm mới, một khởi đầu mới sắp tới.
Cách đây 100 năm, trẻ em thời Nhà Thanh cũng thích ăn bỏng ngô nổ không kém gì những đứa trẻ thời hiện đại. Đây là một trong những món quà vặt được yêu thích trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán.
Một người đàn ông với gánh hàng migong (một món bánh truyền thống ngày Tết) trên đường phố Trùng Văn Môn ở Bắc Kinh.
Các thiếu nữ và phu nhân Mãn Châu nô nức tham dự hội đền Bạch Vân trong ngày Tết Nguyên Đán.
Vào thời cổ đại, các hội chùa vào ngày Tết ở Bắc Kinh rất sôi động. Người dân đến đây để xem những màn biểu diễn múa lân sư rồng, chèo thuyền và các buổi biểu diễn khác ở ngay trong chùa hoặc trên đường phố.
Những người hành nghề "mãi nghệ", "mãi võ" thường biểu diễn mua vui cho mọi người vào ngày Tết. Thời điểm này người ta sẵn sàng chi tiền hơn nên họ cũng sẽ có thu nhập tốt hơn.
Việc kiêng kị không cắt tóc đầu năm mới đã có từ thời xa xưa. Nên trước khi Tết đến, người dân thường cố gắng đi cắt tỉa mái tóc của mình thật gọn gàng chuẩn bị cho dịp lễ sắp tới.
Chúc Tết đương nhiên là một nghi lễ không thể thiếu đối với người Mãn Châu xưa kia. Khi đến nhà họ hàng, bằng hữu, họ sẽ chắp hai tay thành quyền và cúi đầu để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
Những gia đình giàu có sẽ giải trí đầu năm mới bằng cách ngồi xem biểu diễn ca hát trong khi cùng nhau ăn bánh, uống trà.
Các chị em từ thời ngày xưa đã thích rủ nhau đi chợ sắm sửa quần áo, đồ ăn để chuẩn bị đón một cái Tết vui vẻ và đầm ấm bên gia đình mình.
Dù là Tết xưa hay Tết nay, pháo hoa vẫn là một trong những thứ được yêu thích nhất vào đêm Giao thừa để báo hiệu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đã đến.
Vào những ngày cận Tết, người Mãn Châu xưa kia cũng như chúng ta ở thời hiện đại, cùng nô nức ra đường đi mua bán rồi lại hối hả về quê nhà, chuẩn bị đón năm mới.