Tối 3-5, tờ Al-Masdar News dẫn nguồn tin địa phương Venezuela cho biết, các cuộc đụng độ dữ dội bằng vũ khí hạng nhẹ đã nổ ra dọc theo biên giới Colombia và Venezuela.
Cuộc đấu súng giữa những người ủng hộ chính phủ và những người ủng hộ Tổng thống tự phong Guaido. Cuộc đấu súng dữ dội xảy ra tại cầu Simon Bolivar, sát biên giới Colombia.
Phóng viên Ellison Barber của hãng thông tấn AP đang có mặt tại hiện trường thì vụ đấu súng "đã diễn ra liên tục trong vòng 30 phút".
Giao tranh diễn ra chỉ hai ngày sau khi lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido tuyên bố giai đoạn cuối cùng trong nỗ lực lật đổ chính phủ của ông Nicolas Maduro đã bắt đầu.
Tuy nhiên cuộc đảo chính quân sự của ông Guaido ở thời điểm hiện tại chưa thành công do không nhận được sự ủng hộ của quân đội.
Chính phủ Venezuela đã phản bác ông Guaido bằng cách kêu gọi những người ủng hộ xuống đường phản đối phe đối lập.
Ngoài lực lượng vũ trang chính quy, những người ủng hộ ông Maduro được cho là đã được trang bị vũ khí hạng nhẹ và có quân số lên tới hàng triệu người (theo tuyên bố của ông Maduro).
Phía bên kia chiến tuyến, đã có những người lính và một số sĩ quan cao cấp đứng về ông Guaido.
Theo ước tính đã có hàng trăm binh sĩ quân đội Venezuela quay súng chống lại Tổng thống Maduro.
Trong khi chính phủ cho biết chỉ có khoảng 30 binh sĩ theo lãnh đạo đối lập.
Nỗ lực đảo chính của lãnh đạo đối lập đưa ra sau khi chính quyền đẩy mạnh các giải pháp nhằm bắt giữ ông.
Tuy bước đầu cuộc đảo chính đã thất bại, nhưng đã có hàng chục người biểu tình ủng hộ lãnh đạo đối lập.
Điều này buộc chính quyền của Tổng thống Maduro cần có bước đi thận trọng hơn, vì dù quân đội vẫn trung thành nhưng đã có rất nhiều người dân ủng hộ lãnh đạo đối lập.
Chưa kể đến việc Mỹ đang để ngỏ khả năng can thiệp quân sự vào nước này thông qua ngả Colombia.
Nga dù ủng hộ chính quyền của Tổng thống Maduro nhiệt tình, song khoảng cách địa lý và tình trạng kinh tế không mấy sáng sủa sẽ ngăn cản họ đưa quân vào nước này như điều đã làm với Syria.
Liên Hiệp Quốc đang kêu gọi các bên kiềm chế và tìm giải pháp hòa bình.
Cuộc khủng hoảng tại Venezuela xảy ra khi tình trạng điều hành nền kinh tế đất nước của chính phủ đi vào bi đát khi lạm phát tăng lên tới hàng triệu %.
Đã có hơn 3 triệu người bỏ nước ra đi, trong khi số còn lại rơi vào tình trạng thiếu thốn lương thực. Nhưng quân đội vẫn đang trung thành với chính quyền.
Hiện chính quyền của Tổng thống Maduro chỉ nhận được sự ủng hộ từ Nga, Triều Tiên, Trung Quốc, Cu Ba.. trong khi đó lực lượng ủng hộ lãnh đạo đối lập đã lên con số hàng chục nước, trong đó hầu hết là khu vực Nam Mỹ, Mỹ và Châu Âu.
Diễn biến tại Venezuela vẫn tiếp tục phức tạp trong thời gian tới khi mà lãnh đạo đối lập tiếp tục các hoạt động của mình nhằm lật đổ Tổng thống Maduro.
Link bài gốc tại đây.