Ấn tượng với video thử nghiệm thiết bị bay sử dụng hai cánh quạt khổng lồ

Bảo Nam |
Ấn tượng với video thử nghiệm thiết bị bay sử dụng hai cánh quạt khổng lồ
Ấn tượng với video thử nghiệm thiết bị bay sử dụng hai cánh quạt khổng lồ

Trông hơi cồng kềnh, nhưng trong thử nghiệm nó hoạt động khá ổn định và cho phép người dùng khả năng kiểm soát đáng ngạc nhiên.

Copterpack là thiết bị hỗ trợ bay mới được thử nghiệm, sử dụng hai cánh quạt chạy điện khổng lồ. Về cấu tạo, nó sử dụng công nghệ giống với máy bay phản lực hơn là các thiết bị chạy bằng tuabin.

Trọng tâm chính của nó là hai rotor khá lớn với đường kính khoảng 90 cm. Chúng được kết nối thông qua một hệ thống giống như ống sợi carbon với một ba lô có khung cứng chứa một số gói pin bên trong, cùng một hệ thống điều khiển bằng tay.

Với các hệ thống hỗ trợ bay có bốn cánh quạt trở lên, chúng có thể tự ổn định và điều khiển chỉ đơn giản bằng cách thay đổi tốc độ của các cánh quạt cố định. Nhưng với Copterpack, cách bố trí hai cánh quạt này khiến nó chỉ có thể điều khiển bằng cách vặn các cánh quạt của nó để tạo ra véc-tơ lực đẩy.

Ấn tượng với video thử nghiệm thiết bị bay sử dụng hai cánh quạt khổng lồ - Ảnh 1.

Copterpack là một động cơ hai cánh có người lái chạy bằng điện.

Trông có vẻ hơi cồng kềnh nhưng trong video thử nghiệm, phi công đã cất cánh một cách ổn định và có kiểm soát, bay lên một độ cao ấn tượng ngay trên bãi biển, sau đó thể hiện khả năng điều khiển theo các hướng khác nhau một cách dễ dàng, trước khi đáp lại xuống mặt đất.

Tuy nhiên, với kích thước nhỏ của balo đựng pin cùng vấn đề mật độ năng lượng quen thuộc của dòng pin lithium, khó có thể mong đợi thời gian hoạt động lâu của thiết bị này. Các rotor đường kính lớn tạo ra lực nâng hiệu quả hơn, nhưng cũng đòi hỏi nguồn năng lượng lớn hơn đáng kể.

Ấn tượng với video thử nghiệm thiết bị bay sử dụng hai cánh quạt khổng lồ - Ảnh 3.

Trông ổn định và được kiểm soát, phi công được Copterpack đưa lên một độ cao ấn tượng.

Chưa kể, về độ an toàn, thiết lập hai cánh quạt của nó không cung cấp bất cứ phương án dự phòng nào, đồng nghĩa với việc phi công chắc chắn đang đặt cược mạng sống của mình vào sức mạnh của hai ống carbon sau lưng, cùng hệ thống điện trong balo. Tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra nếu trục trặc xảy ra ở độ cao lớn.

Tuy nhiên, nhìn một cách lạc quan thì toàn bộ hệ thống này trông như được chế tạo một cách kiên cố và bản thân chuyến bay thử nghiệm rất ấn tượng. Nhóm phát triển Copterpack chưa hé lộ thông tin gì thêm về thiết kế, trải nghiệm chuyến bay và có lẽ phải chờ khá lâu trước khi thiết bị này có thể đưa vào sử dụng trong thực tế.

Ấn tượng với video thử nghiệm thiết bị bay sử dụng hai cánh quạt khổng lồ

theo Pháp luật & Bạn đọc

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên