An phận làm công việc bản thân ''ghét cay ghét đắng' không phải nhẫn nại mà là thất bại: Thay đổi ngay trước khi quá muộn

Khánh Linh |

Nhiều người chấp nhận chịu đựng công việc khiến mình không thoải mái. Trên thực tế, nó đang âm thầm hủy hoại tương lai mà chúng ta không hề hay biết.

Mọi người đều có những lúc cảm thấy bất lực và chán ghét công việc mình đang làm, nếu tình trạng này kéo dài bạn nên chú ý đề phòng vấn đề sức khỏe của bản thân. Khoảng 2/3 số người lao động thuộc khắp các lĩnh vực, từ công nhân nhà máy tới bác sĩ, phi công,...nói rằng họ không ưa thích hoặc rất không hài lòng với công việc.

Lý do chính là gì? Nhiều người trong chúng ta cảm thấy mình không được coi trọng, phải làm quá nhiều những thứ vô nghĩa thay vì những chủ đề mà mình yêu thích...

Quá nhiều người Mỹ bị mắc kẹt và cảm thấy chán nản, thậm chí căm ghét công việc mà mình từng yêu thích, đây là vấn đề mà các nhà tuyển dụng và nhân viên cần phải xem xét nghiêm túc.

Nếu thường xuyên làm công việc bản thân không yêu thích, cơ thể bạn sẽ đưa ra những cảnh báo sức khỏe dưới đây:

An phận làm công việc bản thân ghét cay ghét đắng không phải nhẫn nại mà là thất bại: Thay đổi ngay trước khi quá muộn - Ảnh 1.

1. Mất ngủ

Mọi người cho biết họ không thể ngủ được vì tâm trí đang chạy đua với deadline, chỉ tiêu hay doanh số. Họ thức dậy vào nửa đêm để suy nghĩ về danh sách việc cần làm.

Một vài đêm trằn trọc không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu thường xuyên, đó là dấu hiệu cho thấy căng thẳng do công việc đã trở thành vấn đề nghiêm trọng.

2. Đau đầu

Cơ quan não bộ của bạn phải làm việc hết công suất dẫn đến căng thẳng thần kinh. Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ nếu bạn coi nơi làm việc là một khu vực nguy hiểm, nó sẽ khiến các cơ của bạn căng ra. Nhức mỏi các bộ phận như vai, cổ, đầu sẽ dẫn đến chứng bệnh đau nửa đầu (migraine) do căng thẳng.

3.Thường xuyên bị ốm vặt

Nếu bạn bị ốm vặt liên tục như cảm lạnh, hãy chú ý đến cảm xúc của bạn đối với công việc mình đang theo đuổi. Một số lượng lớn các nghiên cứu cho biết rằng: Căng thẳng mãn tính có thể làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị ốm hơn.

4. Giảm ham muốn

Khi bạn mang theo sự khó chịu với công việc về nhà, các mối quan hệ của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ lưu ý rằng: Khi phụ nữ phải giải quyết căng thẳng công việc bên cạnh các nghĩa vụ cá nhân và tài chính, dẫn đến làm giảm ham muốn.

Đối với nam giới, căng thẳng mãn tính với công việc có thể dẫn đến giảm sản xuất testosterone (nội tiết tố đặc biệt quan trọng ở nam giới).

"Cần phải có một khoảng thời gian thư giãn nhất định để cảm giác hưng phấn phát sinh trở lại", theo Monique Reynolds, nhà tâm lý học lâm sàng thuộc Trung tâm Lo lắng và thay đổi hành vi tại Maryland (Mỹ).

An phận làm công việc bản thân ghét cay ghét đắng không phải nhẫn nại mà là thất bại: Thay đổi ngay trước khi quá muộn - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

5. Dạ dày bị ảnh hưởng

Khó tiêu, táo bón, đầy bụng đều liên quan đến căng thẳng, bởi vì căng thẳng ảnh hưởng đến những gì đường ruột tiêu hóa và làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, khiến tâm trạng mệt mỏi và khó chịu.

Bạn có thể bị đau bụng khi cảm thấy khó chịu và áp lực công việc kéo dài. E. Kevin Kelloway, Chủ tịch Nghiên cứu về Tâm lý Sức khỏe Nghề nghiệp tại Đại học St.Mary, người đã tự mình trải qua điều này cho biết:

"Khoảng sáu tháng sau, tôi bắt đầu thấy rằng cứ vào chiều chủ nhật là tôi lại bị đau bụng. Đó không phải là triệu chứng mà là thời điểm (khi tôi bắt đầu nghĩ về những gì tôi phải làm vào sáng thứ hai)", "Tất cả các triệu chứng đều biến mất khi tôi bỏ việc và chuyển sang làm việc khác".

An phận làm công việc bản thân ghét cay ghét đắng không phải nhẫn nại mà là thất bại: Thay đổi ngay trước khi quá muộn - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

6. Luôn bị cảm giác thèm ăn

Cảm giác thèm ăn có liên quan mật thiết đến não bộ của bạn. Theo Harvard Health Letter cho biết: Khi bị căng thẳng trong thời gian dài, tuyến thượng thận của cơ thể giải phóng cortisol (một loại hormone làm tăng cảm giác đói).

Khi công việc khiến bạn khó chịu kéo dài, bạn sẽ tìm đến đồ ăn để giải khuây. Harvard Health Letter cũng báo cáo rằng: Ăn thức ăn có đường làm giảm các phản ứng và cảm xúc tiêu cực, nhưng đây là thói quen không tốt mà bạn nên tránh.

Đã đến lúc phải thay đổi

Dành thời gian nghỉ ngơi: Sau khi cơ thể bạn đã làm việc hết công suất vì công việc, bạn cần cho nó thời gian nghỉ ngơi.

Nếu bạn không cho hệ thần kinh của mình cơ hội để thư giãn và tự phục hồi, nó sẽ xuất hiện những tổn thương lâu dài. Thiền định, tham gia các hoạt động bên ngoài và tập thể dục giúp giảm bớt các triệu chứng căng thẳng.

Thay đổi suy nghĩ tiêu cực: Một trong những nguyên tắc của liệu pháp hành vi nhận thức là cách bạn suy nghĩ có thể thay đổi cảm giác của bạn.

Không phải tất cả chúng ta đều có thể thay đổi công việc, nhưng bạn có thể tập trung vào những điều những điều tích cực mà công việc đã mang lại cho bạn.

Học cách buông bỏ: Hãy luôn xem đây như một lời cảnh báo, rằng bạn cần phải kiếm một công việc mới. Tình trạng căng thẳng, khó chịu hay lo lắng vì công việc kéo dài là tất cả các yếu tố của một môi trường làm việc độc hại, bạn cần bỏ lại phía sau chứ không phải tìm cách đối phó.

*Nguồn: Huffpost

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại