Vào ngày 2 tháng 1 năm 1935, một người đàn ông bước vào sảnh chính của khách sạn President - thành phố Kansas - và bước thẳng tới quầy lễ tân để đăng ký phòng.
Người đàn ông ghi danh là Roland T. Owen, với địa chỉ gốc ở Los Angeles; đồng thời nhân viên lễ tân mới gặp đã kịp khắc sâu vào ấn tượng của mình ngoại hình của người đàn ông tai vểnh, tóc nâu và có một vết sẹo trên đầu này.
Roland check-in vào khách sạn mà chẳng có hành lý gì, ngoại trừ một cái lược, một bàn chải và tuýp kem đánh răng. Căn phòng mà Owen nhận được là phòng 1406.
Phác thảo nhân dạng của Robert T. Owen.
Cùng ngày Owen đến khách sạn, các nhân viên của Hotel President vẫn làm việc như bình thường, trong đó có một tạp vụ nữ giới.
Cô gái này đến phòng Owen để dọn dẹp qua vào buổi tối và nhận thấy rằng anh ta có vẻ khá sợ hãi.
Căn phòng của Owen không để đèn điện gì, chỉ le lói ánh sáng từ một chiếc đèn nhỏ. Sau khi dọn dẹp xong, nhân viên tạp vụ này rời đi; Owen yêu cầu cô để cửa mở với lý do mình đang chờ đợi một người bạn.
Người phục vụ này quay lại sau đó để thay khăn tắm; khi mở cửa bước vào phòng, cô thấy trên tủ quần áo có đính một tấm ghi chú, rằng: "Don, tôi sẽ quay lại trong 15 phút. Chờ nhé."
Buổi sáng hôm sau, vào lúc 10h30, người dọn phòng lại đến phòng của Owen để dọn dẹp, thế nhưng cô không gọi được Owen ra mở cánh cửa đã bị khóa từ phía bên ngoài.
Nghĩ đơn giản là chủ phòng đã ra ngoài, người phục vụ nọ mở cửa phòng Owen bằng chìa khóa vạn năng để thay ga trải giường và nhận ra Owen chưa hề rời đi; anh thực chất đã bị ai đó khóa trong phòng.
Như đêm hôm trước, Owen vẫn đang ngồi trong bóng tối tịch mịch và mặc kệ người phục vụ dọn phòng.
Trong lúc đang lúi húi làm việc, nhân viên phục vụ nghe thấy tiếng điện thoại kêu, đồng thời giọng Owen vang lên, trả lời: "Không, Don, tôi không muốn ăn. Tôi không đói. Tôi vừa ăn sáng xong."
Buổi chiều ngày hôm đó, nhân viên phụ vụ nọ quay lại để thay khăn tắm và nghe thấy giọng hai người đàn ông nói chuyện với nhau trong phòng.
Cô gõ cửa, sau đó rời đi khi có một giọng nói khàn khàn (không phải của Owen) vang lên, nói rằng phòng không cần khăn.
Khách san President - Kansas.
Vào đêm ngày 3-1, Robert Lane - một người Kansas bình thường như bao người khác đang đi xe máy trên con phố cách khách sạn President vài dãy nhà thì gặp một người lạ vẫy tay xin quá giang.
Thời tiết tháng Một ở Kansas rất lạnh, thế nhưng anh chàng này lại ăn mặc rất phong phanh khiến Robert Lane không thể không dừng lại giúp đỡ, nhất là khi trên tay anh chàng còn có một vết xước lớn.
Lane tươi cười hỏi: "Một đêm tồi tệ hả?", người đàn ông nọ trả lời rằng: "Tôi sẽ giết X" (vì nhiều lý do mà báo chí vào năm 1935 đã không đăng tải từ này, đồng thời Robert Lane sau đó cũng không đề cập tới cái tên này thêm một lần nào.
Nghĩ rằng người đàn ông đứng trước mặt mình đã vướng vào một cuộc ẩu đả và đang có thâm thù với ai nên cáu bẳn nói chơi, Robert không qua để tâm cho tới khi những sự việc tiếp theo xảy ra và được xuất hiện trên mặt báo và khiến ông nhận ra, vị khách xin quá giang nọ chính là Roland T. Owen.
Phần bí ẩn của câu chuyện chỉ thực sự bắt đầu vào ngày tiếp theo - 4/1/1935. Nhân viên trực tổng đài của khách sạn nhận thấy điện thoại trong phòng 1406 bị kênh máy nên đã phái người tới đó để sửa lại.
Randolph Propst, nhân viên Hotel President, tới phòng 1406 và nhận ra cửa bị khóa, đồng thời trên cửa có tấm biển "Đừng làm phiền".
Tuy nhiên, lần này anh vẫn quyết định sẽ gõ cửa, và có giọng người trong phòng vang lên ra hiệu cứ vào đi.
Randolph gõ cửa thêm một lần nữa, giọng người trong phòng lại vang lên ra hiệu vào đi, lần này còn kèm theo yêu cầu bật đèn lên.
Chơi khó nhau ở chỗ, cửa phòng lại khóa, thành thử Randolph không thể tông cửa mà vào được; anh chỉ nghĩ rằng người đàn ông trong phòng đã quá say.
Randolph đành gọi với vào trong phòng, thông báo cho vị khách rằng điện thoại bị kênh.
Bên trong căn phòng 1046. Ảnh được chụp ở phòng 1048, một căn phòng có chung lối bài trí.
Một vài giờ sau, nhân viên khách sạn nhận thấy điện thoại vẫn kênh, thành thử Randolph lại phải lên để kiểm tra.
Lần này, anh mở cửa phòng bằng chìa vạn năng và thấy Roland T. Owen đang nằm trên sàn nhà, trần truồng và bị đánh đập dã man.
Trần nhà, phòng tắm, trên giường và các bức tưởng đều loang lổ vết máu của nạn nhân. Khi cảnh sát tới nơi, họ phát hiện ra Owen đã bị trói và tra tấn trong nhiều giờ, bị đâm và đánh nhiều nhát vào hộp sọ tới mức bị vỡ ra.
Thế nhưng, Owen vẫn chưa chết, người đàn ông bí ẩn này vẫn kịp khai báo với cảnh sát rằng mình bị ngã vào bồn tắm trước khi rơi vào hôn mê và chết vào tối hôm đó.
Công tác điều tra sau đó của cảnh sát lại càng làm vụ án thêm phức tạp. Owen được tìm thấy trong trạng thái trần truồng, thế nhưng họ hoàn toàn không tìm thấy trang phục của nạn nhân đâu.
Các đồ dùng mà Owen đem theo cũng như những món đồ của khách sạn cung cấp như kem đánh răng, xà phòng hay dầu gội cũng biến mất; những thứ duy nhất được tìm thấy là một chiếc cà vạt, một điếu thuốc còn nguyên và một cây kim băng, cùng với đó là một lọ acid sulfuric nhỏ.
Hai li nước vẫn đặt trên bàn, có 4 dấu vân tay được cơ quan điều tra xác định khả năng cao là của phụ nữ.
Khi lần ngược về danh tính của Roland T. Owen, cảnh sát bất ngờ nhận ra người đàn ông này đã sử dụng tên giả.
Cái tên Roland T. Owen không được lưu trữ trong bất cứ tài liệu nào phù hợp với danh tính nạn nhân; trong khi chi phí làm đám tang và đặt hoa phúng cho người đàn ông này lại được một người phụ nữ giấu tên thanh toán hết kèm theo một tấm thiệp ghi "Mãi yêu - Louise".
Do không tìm được thân nhân của Roland cũng như người phụ nữ kia, đám tang của người đàn ông bí ẩn này cô đơn và quạnh quẽ với người tham dự chỉ là cảnh sát Kansas.
Poster truy tìm thông tin của Owen.
Một năm sau, năm 1936, một người phụ nữ ở Birmingham, Alabam tình cờ đọc được vụ án này trên tờ American Journal Weekly.
Bà gọi điện báo cảnh sát rằng đây chính là người con trai mất tích của bạn mình tên Ruby Ogletree - trước đó đã mất tích từ tháng 4 năm 1934.
Trong suốt năm đầu tiên khi con mất tích, bà chỉ nhận được 3 lá thư từ con trai, và trùng hợp hơn là sau khi "Owen" chết, bà cũng không nhận được thêm lá thư nào.
Bà Ruby sau đó cũng gọi điện cho cảnh sát và xác nhận người đàn ông vô danh tính kia chính là con trai mình.
Tuy nhiên, cảnh sát không tìm được lý do mà người đàn ông này chết, cũng như những bí ẩn mà anh đã gặp phải trước khi chết.
Sự vụ bí ẩn này vẫn chưa chịu dừng lại, sau khi bí ẩn về Owen đã được chôn cất hơn 65 năm, một thủ thư tại Thư viện cộng đồng Kansas tên John Horner nhận được một cuộc điện thoại nặc danh, thông báo rằng mình đang nắm trong tay tập hợp các bài báo về vụ án bí ẩn của "Owen"/ Artemus, thậm chí sở hữu cả một vật chứng quan trọng trong bài báo.
Tuy nhiên, người này từ chối nói vật đó là gì, và sau đó cũng không hề xuất hiện lại.
Vụ án "Owen"/ Artemus lại rơi vào im lặng.
Hàng loạt những bí ẩn lớn như lý do mà anh phải dùng tên giả, tại sao anh lại bị giết, hay người phụ nữ bí ẩn tên Louise kia là ai v.v... tất cả vẫn đang nằm trong tấm màn bí ẩn như căn phòng 1046 tăm tối năm nào.
(nguồn: Tổng hợp)