Gần đây, tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, người ta lại bắt gặp một khung cảnh náo hôn lễ vô cùng xấu xí, khiến không ít cư dân mạng nước này bức xúc.
Cụ thể, một đám cưới của một cặp đôi trẻ đã được tổ chức vào ngày 13/12 vừa qua tại thị trấn Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông.
Khi lễ đón dâu vừa mới bắt đầu, chú rể đưa cô dâu ra khỏi cửa để chuẩn bị về nhà thì một hàng người đã đứng chờ sẵn. Chỉ cần cô dâu chú rể bước ra liền lập tức nổ pháo bông, khói mờ... bắn vào 2 người.
Nhưng vốn đã có chuẩn bị trước, chú rể mở một chiếc ô đỏ, chắn cho cả hai vợ chồng khỏi bị ảnh hưởng quá lớn.
Nhưng bất ngờ thay, 2, 3 nam thanh niên đứng phía còn lại đột nhiên cầm theo hai thùng bột mì lớn đổ ập lên đầu cô dâu chú rể, khiến cặp đôi bị lấm đầy bột trắng khắp cả người.
Sự việc kinh hoàng đến mức, chú rể vội vàng giờ tay yêu cầu những người tham gia dừng lại hành động trên. Nhưng, hầu hết những người chứng kiến chỉ đứng một bên cười đùa vui vẻ mà không hề có ý định ngăn cản.
Cô dâu chú rể bị tấn công tới tấp bởi 2,3 thanh niên.
Cuối đoạn clip, cả khung cảnh tấp nập chỉ còn lại cặp đôi trẻ đang lững thững ra về với vẻ mặt gương gạo. Khuôn mặt cô dâu được trang điểm kĩ càng, tỉ mỉ đã dính đầy bột mì, nhưng chẳng là gì so với chú thể một thân áo vest trắng xóa.
Đôi vợ chồng trẻ mệt mỏi đi về.
Sau khi đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội nước này, không ít người cảm thấy phẫn nộ thay cho đôi vợ chồng trẻ.
Nhiều người bức xúc bình luận: "Đây nào phải náo hôn lễ mà rõ ràng là gây sự, khổ thân cặp đôi", "Là mình, mình sẽ vô cùng tức giận, trước khi cưới cần nói rõ với nhà trai, dẹp hết mấy trò náo niếc này đi",
"Thật đáng sợ, tội nghiệp cô dâu trang điểm đẹp bao nhiêu, giờ lại nhếch nhác bấy nhiêu, tập tục này nên dừng lại rồi đấy"...
Náo hôn lễ, hay náo động phòng, là những hoạt động đã có lịch sử hơn 2000 năm ở Trung Quốc. Ý nghĩa ban đầu của nó là để tạo không khí thoải mái cho những cặp đôi mới cưới, bởi trước đây, hôn nhân của con cái chủ yếu đều do cha mẹ, gia đình hai bên sắp đặt.
Đồng thời, náo hôn lễ cũng để xua đuổi tà ma, tránh yêu khí, giúp cô dâu, chú rẻ sớm thích nghi với cuộc sống hôn nhân.
Nhưng trong cuộc sống hiện tại, tập tục này càng ngày càng biến tướng trong giới trẻ khi xuất hiện rất những yêu cầu vượt ngoài tầm kiểm soát từ những khách mời, thậm chí là quấy rối tình dục cô dâu hay phù dâu.
Trên thực tế, đã có phù dâu tự tử vì bị xâm hại tình dục sau khi tham gia đám cưới.