Ai là người quyết định Mỹ rút khỏi UNESCO?

HL |

Ngày 12.10, Mỹ tuyên bố rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) nhằm phản đối "hành động thiên vị chống lại Israel" và sự cần thiết phải "cải cách cơ bản" tại tổ chức này.

Việc Mỹ rút khỏi UNESCO sẽ có hiệu lực vào ngày 31.12.2018. Sau khi rút khỏi tổ chức, Mỹ sẽ đóng vai trò quan sát viên của tổ chức.

Theo VOA, các quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Ngoại trưởng Rex Tillerson là người đưa ra quyết định. Theo các quan chức này, Mỹ đang tức giận đối với các nghị quyết của UNESCO bác bỏ mối liên kết của người Do Thái với các thánh địa và quyền của Israel ở Jerusalem.

Mỹ ngừng tài trợ sau khi UNESCO kết nạp Palestine làm thành viên năm 2011. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục duy trì văn phòng tại trụ sở chính của tổ chức ở Paris. Và khoản đóng góp theo cam kết 80 triệu USD mỗi năm của Washington cho UNESCO tới nay đã lên tới khoảng 550 triệu USD.

Vài giờ sau quyết định của Mỹ, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng tuyên bố Israel cũng rút khỏi tổ chức UNESCO đồng thời gọi động thái mới của Mỹ là quyết định "dũng cảm và có đạo đức".

Thông báo này được đưa ra khi tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang lựa chọn một Tổng giám đốc mới. Người đứng đầu UNESCO hiện tại, bà Irina Bokova người Bulgaria đã bày tỏ lấy làm tiếc khi Mỹ rút khỏi "gia đình Liên hợp quốc".

Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ rút khỏi UNESCO. Trong những năm 1980, Mỹ rút khỏi cơ quan chuyên môn này của Liên Hợp Quốc và vừa tham gia lại năm 2002.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại