99% mọi vấn đề của con người đều xuất phát từ lời nói: Nghiệp từ miệng mà ra, phải học cách giữ mồm giữ miệng

Đình Trọng |

Cách tu dưỡng khó nhất với một con người: Quản chặt cái miệng của mình.

Có một câu chuyện trong truyện ngụ ngôn về sự khôn ngoan của người Do Thái:

Một linh mục sai người hầu của mình đi chợ mua lại thứ đắt nhất và rẻ nhất ở đó.

Một lúc sau, người hầu đưa đến một cái lưỡi.

Mục sư rất khó hiểu và hỏi: Thế này có nghĩa gì?

Người hầu đáp: "Chiếc lưỡi nếu dùng tốt sẽ là thứ quý giá vô cùng, dùng sai thì là tận cùng của sự rẻ mạt."

Những người biết ăn nói sẽ khiến người ta cảm thấy như đón gió xuân, còn người không biết ăn nói sẽ khiến người khác cảm thấy vô cùng phiền phức, thậm chí có thể dẫn đến tai họa.

Quản chặt miệng là cách tu dưỡng khó khăn nhất đối với một con người.

1. Quản chặt miệng, là một loại thiện lương

Ngôn ngữ đôi khi có thể làm tổn thương người ta hơn cả bạo lực.

Chuyện kể rằng trong một ngôi trường ở một ngôi làng nhỏ, luôn luôn chỉ có một giáo viên.

Gần đây có thầy giáo mới chuyển đến, thầy rất uyên bác và hay giúp đỡ mọi người. Dân làng đều rất yêu quý thầy, và dần dần lạnh nhạt với người thầy cũ.

Thầy giáo cũ càng ngày càng khó chịu, trong bực tức ông ngồi phàn nàn với vợ: "Cái tên mới đến đó có ai rõ xuất thân của hắn ta đâu!"

Hôm sau, người vợ quay lại nói với hàng xóm rằng: "Nghe nói thầy mới từng làm nhiều chuyện xấu lắm".

Sau đó, người hàng xóm lại đi nói với hàng xóm của họ: "Nghe nói thầy giáo mới từng cưỡng bức con gái nhà lành…".

Cứ như vậy, lời đồn được thêm mắm dặm muối truyền lưu ra xa, cuối cùng biến giáo viên mới thành một tên tội phạm bị truy nã về tội hiếp dâm.

Giáo viên mới không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời đi.

Lúc này, người tung ra tin đồn cảm thấy lương tâm day dứt và quyết định đi xin lỗi.

Chỉ thấy thầy giáo mới nhổ một cây bồ công anh trên mặt đất, thổi mạnh, hàng trăm hạt rơi vãi theo gió, và nói:

"Nếu ông có thể lấy lại những hạt giống này, tôi sẽ tha thứ cho ông."

Miệng là một con dao, và lưỡi là một kẻ giết người.

Đôi khi, những lời nói tưởng chừng như vô tình của bạn lại có thể trở thành nỗi ám ảnh, trở thành vết thương lòng sâu sắc không bao giờ xóa được trong lòng người khác.

Quản chặt cái miệng của bản thân, không vu khống người khác, không từ không nói có, đổi trắng thay đen, đó là sự thiện lương cao cả nhất.

Có một câu chuyện thế này:

Trong một cuộc phỏng vấn, một cô gái sau khi nổi tiếng đã gửi lời cảm ơn đặc biệt với các bạn cùng lớp của mình năm đó vì lòng tốt "im lặng".

Hóa ra bố của cô gái là một nhân viên bảo vệ, lúc đó khi còn đang học cấp 3, vì còn trẻ người non dạ, cô luôn cảm thấy tự ti về bố mình nên đã nói dối các bạn cùng lớp rằng bố cô làm việc trong ngân hàng.

Mà thực tế, mọi người đều biết sự thật cả rồi.

Nhưng không ai vạch trần những lời nói dối của cô ấy, thay vào đó họ chọn cách bảo vệ bí mật này và bảo vệ lòng tự trọng của cô ấy.

Miệng lưỡi người đời có thể cứu người cũng có thể giết người, sinh ra là con người xin hãy sống tử tế.

99% mọi vấn đề của con người đều xuất phát từ lời nói: Nghiệp từ miệng mà ra, phải học cách giữ mồm giữ miệng - Ảnh 2.

2. Quản chặt miệng, là một kiểu tu dưỡng

Đạo diễn Khyentse Norbu từng nói:

Hầu hết thời gian, cái gọi là thẳng thắn chỉ là không muốn tốn thời gian và tâm tư để suy nghĩ đến cảm xúc của đối phương.

Thẳng thắn không bao giờ là sống thực, mà là sự ích kỷ không có giáo dưỡng.

Cách đây không lâu, tại lễ trao giải Oscar lần thứ 94 đã diễn ra một cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử.

Người dẫn chương trình đã bị khách mời từng đoạt giải Will Smith đi lên tát ngay tại chỗ.

Nguyên nhân là do người dẫn chương này đùa đụng chạm đến vợ của tài tử và mái đầu không có tóc của cô. Trò đùa của anh ta dựa trên nỗi đau của cô Jada vợ Will Smith, cô phải cạo trọc đầu vì chứng rụng tóc, lời đùa ấy thật chẳng đáng đồng cảm chút nào.

Will Smith vốn nóng lòng muốn bảo vệ vợ, tự nhiên không chịu nổi điều đó nên mới xảy ra cảnh mở màn tạo đầy sóng gió như vậy.

Có một câu nói rất hay: "Khi một trò đùa được xây dựng trên vết thương của người khác, nó không còn là một trò đùa nữa, mà là một nhúm muối."

Tất cả những lời giễu cợt khoác lên lớp áo "nói đùa" về bản chất đều là một sự ác ý gây thương tổn

Người biết cách ăn nói thực sự, không phải là việc bạn ăn nói tuyệt vời và dí dỏm ra sao, mà là khả năng cân nhắc giữa cảm xúc của đối phương với lời nói của bạn để làm cho mọi người cảm thấy thoải mái.

Trong lịch sử, có giai thoại về một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn ở Trung Hoa Dân Quốc, Dương Giáng, đã từ chối lời cầu hôn của một người đàn ông một cách rất tế nhị, uyển chuyển.

Sau khi chồng bà là Tiền Chung Thư qua đời, Phí Hiếu Thông, người luôn ngưỡng mộ Dương Giáng, đã đến tận nơi thăm hỏi.

Sau khi thăm hỏi, do lối đi xuống tầng dưới hơi hẹp và Phí Hiếu Thông không muốn rời đi, một chốc một lát lại ngoảnh đầu nhìn lại, nên việc đi lại rất khó khăn.

Lúc này Dương Giáng bèn nói: Cầu thang không dễ đi, về sau anh không nên "biết khó mà vẫn cố tiến lên" như vậy nữa.

Đây là một cách chơi chữ, không chỉ thể hiện thái độ của bản thân mà còn quan tâm đến cảm xúc của đối phương.

Dương Giáng thường nói: Lắng nghe cần có kỹ thuật, nói năng cần chú ý lựa lời.

Cách tu dưỡng bản thân thực sự là phải ăn nói có chừng mực, và đặc biệt khi bạn bày tỏ tấm lòng chân thật của mình cũng cần chú ý giữ thể diện và đường lui cho người khác.

3. Quản chặt miệng, là một loại trí khôn

Từ xưa đến nay, có rất nhiều người, nhiều việc đều trở nên xấu xa từ cái miệng mà ra.

Vào thời cuối nhà Đường, Lưu Vũ Tích, người khi còn trẻ đã đạt được nhiều thành tựu, đã bị giáng xuống biên cương vì "sự cố hai vua và tám Tư Mã".

Mười năm sau, ông may mắn được triều đình trọng dụng, trên đường trở về Bắc Kinh, ông vô cùng xúc động và vui mừng.

Và trong lúc hứng khởi, ông đã xuất khẩu thành thơ để chế giễu sự thiếu hiểu biết của hoàng đế và sự xấu xa của những quý nhân mới nổi.

Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày, lời nói của ông đã bị kẻ xấu truyền vào tai hoàng đế, khiến hoàng đế nổi trận lôi đình.

Kết quả, chức vụ còn chưa ngồi nóng, đã lại bị giáng chức, lần này còn bị đưa đến Liên Châu xa xôi hơn.

Quản Trọng có câu: Nếu không ăn nói cẩn thận, ngược lại sẽ làm tổn thương chính mình.

Nói mà không nghĩ, buột miệng mà ra, sẽ chỉ bị người có tâm lắng nghe, rồi trở thành cái chuôi bị người khác nắm lấy, từ đó rước họa vào thân.

Lão Tử cũng đã từng nói: "Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh."

Lời nói càng nói nhiều sẽ càng tự chuốc lấy rắc rối, tốt hơn hết nên lựa chọn sự im lặng, giữ lại lời nói trong lòng.

Càng là người thông minh, càng biết giữ mồm giữ miệng.

Một ngày nọ, ba người con trai của Vương Hi Chi là Vương Huy Chi, Vương Thao Chi và Vương Hiến Chi cùng nhau đi thăm tướng quân Tạ An.

Trong bữa tiệc, Vương Huy Chi và Vương Thao Chi đã nói chuyện một cách hùng hồn, trong khi Vương Hiến Chi chỉ trao đổi một vài từ rồi im lặng.

Sau khi cả ba người ra về, những người khách có mặt hỏi đại tướng: "Về sau ba vị hiền sĩ này, ai là người có triển vọng nhất?".

Tạ An nói: "Người em út."

Người khách tò mò hỏi: "Làm sao mà ngài biết được vậy?"

Tạ An nói đầy ẩn ý: "Người khôn nói ít, kẻ nóng nảy nói nhiều."

Người nói nhiều thường nóng nảy không làm được việc gì, còn người biết giữ mồm giữ miệng thì càng có phúc khí.

Chỉ khi không nóng vội, sàng lọc kỹ càng và cân nhắc mọi thông tin nhận được, chúng ta mới có thể nhìn ra tình hình và đưa ra quyết định chính xác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại