9 sản phẩm bị thổi phồng bởi các "pháp sư Trung Hoa", đặc biệt món cuối có đến 95% người dùng bị lừa

Lam Phương |

Nhiều thứ chỉ là "mánh lới quảng cáo", mua về đã không dùng được còn rước khó chịu vào thân.

Thời đại reviewer tràn lan khắp nơi với loạt quảng cáo mãn nhãn, thú vị, các sản phẩm gia dụng "hot trend" cũng liên tục xuất hiện và kích cầu người mua. Có những món đồ rất mới lạ, sáng tạo và thiết thực nhưng cũng phải thừa nhận, nhiều sản phẩm thực chất sinh ra để đánh "thuế IQ", cho khách hàng trải nghiệm như... bị lừa. 

Điển hình là 9 sản phẩm gia dụng được đánh giá là "thần thánh hóa" công năng dưới đây, bạn cũng nên tham khảo để cân nhắc ký nếu có ý định lãng phí tiền bạc vào chúng. 

1. Máy hàn miệng túi

Theo như quảng cáo thì có 1 chiếc máy hàn miệng túi rất tiện lợi, giúp bảo quản đồ ăn còn thừa hay các loại ngũ cốc khỏi ẩm mốc, giữ được độ tươi mới trong túi kín. Tuy nhiên, có lẽ bạn chưa biết rằng thiết bị này thực sự không hữu ích như tưởng tượng, hay có thể nói là vô dụng.

 - Ảnh 1.

- Nhiệt độ không ổn định: Nhiệt độ của máy hàn không phải lúc nào cũng đủ để hàn miệng túi chắc chắn nhưng ngay người dùng cũng khó điều chỉnh được. Khi nhiệt độ thấp, miệng túi không hàn chặt. Ngược lại, nhiệt độ quá cao khiến túi nhựa sẽ bị chảy ra.

- Hiệu quả kém: Miệng túi sau khi hàn rất dễ bị bung hoặc rò khí. Nhìn thì tưởng kín nhưng bóp nhẹ là biết ngay vẫn bị hở chỗ này chỗ kia. 

 - Ảnh 2.

Vậy nên đúc kết lại thì máy hàn miệng túi có tốt đến đâu cũng không bằng một chiếc hũ đựng thực phẩm. Chỉ cần bỏ đồ ăn vặt hay thứ cần bảo quản vào hũ, đậy chặt nắp là xong, vừa chắc chắn, đơn giản vừa hiệu quả hơn nhiều!

2. Ghế xông ngải cứu

Đây đúng là công cụ chuyên lừa tiền người lớn tuổi. Thực chất, sản phẩm này chỉ là sự kết hợp giữa một chiếc ghế tản nhiệt hồng ngoại và ngải cứu nhưng lại được bán với giá từ 5.000 đến 6.000 NDT (17 - 20 triệu đồng). Rõ ràng đây là "thuế IQ" chứ đâu.

 - Ảnh 3.

Ngải cứu vốn là một phương pháp trị liệu trong Đông y, cần lựa chọn huyệt vị và thời gian phù hợp theo thể trạng và triệu chứng của mỗi người. Việc sử dụng bừa bãi có thể gây tác dụng phụ. Còn chiếc ghế ngải cứu này chỉ đơn giản là gắn một hộp đựng ngải cứu dưới ghế để bạn ngồi lên và "tận hưởng" hiệu quả trị liệu.

Nghĩ kĩ lại thì cách này cũng không hề khoa học. Huyệt vị của bạn có thật sự nằm đúng dưới mông không? Thời gian trị liệu có được kiểm soát chính xác không? Nhiệt độ có đảm bảo phù hợp hay không?

Nếu không thể đảm bảo tất cả những yếu tố này, bạn không chỉ lãng phí tiền mà còn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của mình.

 - Ảnh 4.

Chẳng có lời khuyên nào tốt hơn ngoài việc khuyên mọi người, đặc biệt là những người lớn hay bị cuốn theo quảng cáo đừng lãng phí tiền vào những món đồ như thế này. 

3. Dụng cụ nặn kem đánh răng

Nhìn thì có vẻ xịn sò nhưng thực tế món đồ này cũng chẳng hữu ích. Nguyên lý của dụng cụ nặn kem đánh răng là dùng cơ chế cơ học để ép kem đánh răng ra ngoài. Tuy nhiên, có nhiều nhược điểm.

 - Ảnh 5.

- Khó vệ sinh: Sau một thời gian sử dụng, bên trong dụng cụ sẽ tích tụ nhiều kem thừa, dễ dàng trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn, từ đó ảnh hưởng đến vệ sinh răng miệng.

- Hiệu suất kém: Khi kem đánh răng gần hết thì rất khó ép kem ra ngoài. Cuối cùng bạn vẫn phải dùng tay bóp hoặc đổi sang tuýp mới.

- Chất lượng không đảm bảo: Sản phẩm giá rẻ thường đi kèm với chất lượng kém. Dùng không lâu là nứt toác ra.

 - Ảnh 6.

Do đó, dù không tốn bao nhiêu nhưng cũng đừng lãng phí tiền cho món đồ này. Chịu khó mở nắp và bóp kem đánh răng bằng tay cũng chẳng tốn công sức gì.

4. Máy giặt gấp

Chắc hẳn không ít chị em đã bị thu hút bởi sản phẩm này. Em này được quảng cáo là có thể gấp gọn, tiết kiệm không gian và giặt đồ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, dùng để giặt riêng đồ lót còn đảm bảo sạch sẽ. Tuy nhiên, món đồ này cũng chẳng mấy thiết thực.

 - Ảnh 7.

- Dung tích quá nhỏ: Mỗi lần chỉ giặt được 1-2 món đồ, thậm chí chỉ đủ dùng cho tất hoặc đồ lót.

- Không giặt được đồ nặng: Nếu bỏ đồ nặng vào, máy sẽ không xoay nổi dẫn đến hiệu quả giặt kém. Ngoài ra, máy cũng dễ tích bẩn và cần phải vệ sinh thường xuyên.

- Hiệu quả giặt thấp: Không chỉ thiếu tính năng thông minh, ngay cả khả năng giặt thông thường cũng rất kém. Quần áo hơi bẩn cũng không sạch được, cuối cùng bạn vẫn phải tự giặt tay. 

 - Ảnh 8.

- Sử dụng bất tiện: Phải tự đổ nước vào máy, lại còn cần cắm điện nên chỉ thích hợp để dùng trong nhà vệ sinh. Đó là chưa kể bạn còn phải canh từng lượt giặt để thay nước rồi bấm giặt tiếp cho đến khi "tổ tiên mách bảo" là đồ đã sạch. Rất tốn công và thời gian, vô cùng "vô dụng".

 - Ảnh 9.

Tốt nhất là cứ trung thành với máy giặt truyền thống. Đừng vì tò mò mà đầu tư vào máy giặt gấp vì thực sự không hữu ích. Ngoài ra, các loại máy giặt mini treo tường dành cho đồ lót hiện đang "hot" trên thị trường cũng không đáng để mua bởi vừa giặt kém lại còn gây ồn kinh khủng.

5. Bàn ăn đá phiến

Nhiều người có lẽ không biết rằng nhiều bàn ăn làm bằng đá phiến trên thị trường thực chất là tấm gốm giả. Ưu điểm của loại bàn này là trông rất sang trọng, cao cấp, có cảm giác chắc chắn, ngoài ra thì cũng chống trầy xước, chịu nhiệt tốt, không ngại nước sôi hay dầu mỡ đổ lên.

 - Ảnh 10.

Tuy nhiên, nhược điểm thì không hề ít:

- Dễ nứt vỡ: Đặc biệt nếu phần đế phía dưới không được đỡ toàn bộ (hay còn gọi là "không toàn khối"), mặt bàn chịu lực không đồng đều sẽ rất dễ bị nứt.

- Dễ sứt mẻ: Đây là nhược điểm lớn nhất của đá nhân tạo. Bởi vì về bản chất, đây vẫn là mặt bàn bằng gốm sứ. Không chỉ bàn ăn mà ngay cả các bề mặt bếp hay bàn trà làm từ đá này cũng thường gặp vấn đề tương tự.

Nếu bạn vẫn muốn mua bàn ăn đá nhân tạo, hãy nhớ đừng chọn loại giá quá rẻ. Đá nhân tạo "xịn" thường có giá từ vài triệu đồng/m² trở lên, loại nhập khẩu có thể lên đến hai, ba chục triệu. Những chiếc bàn quảng cáo chỉ vài trăm nghìn thì chắc chắn là giả. Ngoài ra, hãy kiểm tra kỹ phần đỡ dưới mặt bàn, nên chọn loại "toàn khối" để tăng độ bền.

 - Ảnh 11.

Còn nếu không bắt buộc phải là bàn ăn đá phiến thì nên đầu tư vào bàn ăn gỗ tự nhiên – độ bền cực cao, không lỗi thời, lại thân thiện với môi trường hơn.

6. Giá treo quần áo xoắn ốc

Cũng là 1 món đồ gia dụng nổi tiếng trên mạng vì trông khá bắt mắt, gọn gàng. Tuy nhiên, khi dùng rồi bạn mới thấy món đồ này không quá hữu dụng. 

Sử dụng giá treo quần áo xoắn ốc để phơi ga trải giường, khi kéo vào, bạn sẽ nhận thấy "vòng trong" hoàn toàn bị bịt kín, không thông gió làm kéo dài thời gian phơi đồ.

 - Ảnh 12.

Nhiều người chọn mua có thể vì muốn tiết kiệm không gian hơn cho ban công nhưng thực tế, nếu ga trải giường phơi hoài mà không khô thì cũng vô nghĩa, lại tốn diện tích để phơi những món đồ khác. Tốt nhất là phơi đồ bằng dây phơi đồ truyền thống, chẳng mấy chốc là khô.

 - Ảnh 13.

Tóm lại, giá treo quần áo xoắn ốc dùng để phơi tất, khăn tắm,... vẫn rất "okela", nhưng đừng nên dùng để phơi đồ to như chăn màn. Còn nếu bạn thực sự muốn tiết kiệm không gian cho ban công, nhà c ửa thì đầu tư một máy sấy là lựa chọn tối ưu, giá cũng không quá đắt đỏ.

7. Máy bọc giày tự động

Nghe có vẻ rất cao cấp đúng, chỉ cần dẫm lên máy là chân sẽ tự động được bọc cho một chiếc "giày" nilon dùng 1 lần. Tuy nhiên món đồ này cũng không có tính hữu dụng cao.

 - Ảnh 14.

Đầu tiên, hệ thống cảm ứng của máy bọc giày tự động thường không nhạy, đôi khi bạn phải đưa chân vào vài lần mới được nhận diện. Thêm vào đó, chất lượng của giày bọc cũng khá kém, nhiều loại chỉ cần dẫm vào là rách hoặc rất dễ dính vào đế giày, đi lại rất bất tiện. 

 - Ảnh 15.

Hơn nữa, tần suất bạn sử dụng chiếc máy này cũng rất thấp. Bạn còn cần phải thay giày bọc định kỳ, mà những chiếc giày nilon này thường không rẻ. Sau một thời gian dài, bạn sẽ nhận ra khá là tốn kém chi phí.

8. Thùng rác cảm ứng

Mặc dù nhìn có vẻ rất hiện đại, chỉ cần vẫy tay là nắp sẽ mở ra, giúp tránh tiếp xúc với rác bẩn, ô nhiễm nhưng thực tế, tỷ lệ thao tác sai của thiết bị này quá cao.

 - Ảnh 16.

Đôi khi chỉ cần đi ngang qua thùng rác cảm ứng là máy đã tự động mở, không chỉ lãng phí túi rác mà còn dễ gây ra mùi khó chịu. Có khi thì lại phản ứng rất chậm, cần vẫy tay nhiều lần mới mở nắp. Hơn nữa, món đồ này cũng cực kỳ tốn pin, cần thường xuyên cần thay pin, nếu là phiên bản sạc thì cũng phải chăm chỉ bảo trì. 

 - Ảnh 17.

Giá của thùng rác cảm ứng thường cao hơn nhiều so với thùng rác thông thường. Thêm vào đó, em này thường có dung tích nhỏ, đối với gia đình sử dụng thì cần thay túi rác thường xuyên. Tóm lại là không tiện dụng như tưởng tượng.

 - Ảnh 18.

9. Viên tẩy bồn cầu

Viên tẩy bồn cầu có thể "hô biến" nước thành màu xanh khi xả, dường như là một "trợ lý" hữu ích cho việc làm sạch toilet. Tuy nhiên, thực tế, hiệu quả làm sạch của item này không như mong đợi.

 - Ảnh 19.

Thực tế, viên tẩy bồn cầu chỉ làm cho nước trở thành màu xanh nhưng không thể thực sự làm sạch bồn cầu, sử dụng lâu dài còn có thể gây tắc nghẽn toilet. Mặt khác, thành phần hoá học của viên tẩy bồn cầu có thể gây ăn mòn cho các bộ phận trong bồn chứa, làm giảm tuổi thọ sử dụng của bồn chứa. Ngoài ra, tính thân thiện với môi trường của sản phẩm này cũng cần được đặt dấu hỏi lớn vì các chất hóa học có thể gây ô nhiễm môi trường.

 - Ảnh 20.

Vậy nên chà rửa toilet thường xuyên bằng cọ hoặc các sản phẩm làm sạch chuyên dụng vẫn là phương pháp hiệu quả nhất để giữ cho bồn cầu luôn sạch sẽ.

Nguồn: post.smzdm

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại