8 điều cần phải hiểu về nhân tình thế thái, ai nghiệm được, đời bớt 10 năm quanh co

Trung Hạ |

Nhân tình thế thái chỉ có bấy nhiêu, hiểu hay không lại là cả trí tuệ và kinh nghiệm sống.

Đời người, trưởng thành không được tính bằng năm tháng trôi qua, mà là kinh nghiệm sống và thái độ đối nhân xử thế. Có người sống qua nửa đời vẫn hồn nhiên, ngây thơ như một đứa trẻ. Có người tuổi mới đôi mươi mà đã kinh qua biết bao chìm nổi, nghiệm được nhiều bài học để đời.

Cuộc sống vốn dĩ đơn giản, nhưng một khi có nhiều người tụ lại, thế là thành ra phức tạp muôn phần. Sống trong xã hội, phải biết tỉnh táo và thông minh, mới vượt qua được chông gai và thói đời bẽ bàng.

Ai cũng tự cho mình đã đủ trưởng thành và mạnh mẽ, vậy thì thử xem, bạn hiểu được bao nhiêu trong 8 điều dưới đây:

1. Nếu muốn nhìn thấu một người, đừng chỉ nhìn vào chính diện, mà hãy quan sát xung quanh họ. Bạn có thể thấy gia đình, bạn bè và những người họ tương tác, từ đó nhận ra cách họ cư xử khi mệt mỏi hoặc tức giận. Lúc này mới là “chân tướng” của một người.

2. Bỏ đi cảm giác tự cao. Bạn có thể thông minh nhưng đừng thể hiện sự vượt trội của mình một cách quá quắt. Bạn có thể giỏi nhưng đừng để người ta nghĩ bạn hơn họ. Vì trong xã hội này, rất nhiều người không thể đủ bao dung khi họ thua kém bạn. Đồng thời, tự cao suy cho cùng cũng chỉ rước họa vào thân, tự mình chuốc lấy hậu quả.

8 điều cần phải hiểu về nhân tình thế thái, ai nghiệm được, đời bớt 10 năm quanh co - Ảnh 1.

3. Đừng nói chuyện quá sâu, lột trần hết tâm can khi đôi bên chỉ quen biết đơn giản. Sống ở đời, thận trọng không bao giờ là thừa, làm chuyện gì cũng nên chừa lại đường lui cho mình.

Trong các mối quan hệ đời thường, một số người vì quá dễ dàng tin tưởng mà chỉ khiến bản thân bị thiệt thòi. Nhiều người lại nói ra hết điều trong lòng, khuyết điểm lẫn chuyện xấu, thậm chí còn nhẹ dạ cả tin. Quan hệ thân thiết đến mấy cũng phải giữ lại cho mình vài phần tâm sự, chứ đừng nói đôi bên chưa là gì của nhau.

4. Giao tiếp giữa người với người, khi bạn yêu cầu đối phương làm điều gì đó, trước tiên bạn phải mang lại cho họ một số lợi ích, hoặc ít nhất là lời hứa hẹn. Đây là sự tinh tế cơ bản nhất để đảm bảo cán cân giá trị luôn cân bằng, không ai thua thiệt, không làm mất lòng nhau.

5. Dù bạn có thân với ai, thì cũng đừng xem nhẹ họ và cũng đừng quá coi trọng họ. Nếu không tôn trọng người khác, bạn sẽ sinh lòng kiêu ngạo, xúc phạm người khác và tạo thị phi; nếu quá coi trọng đối phương, bạn sẽ đặt bản thân đằng sau họ, bớt yêu thương chính mình, lo lắng về chuyện được mất và khiến bản thân trở nên thụ động trong mọi việc.

8 điều cần phải hiểu về nhân tình thế thái, ai nghiệm được, đời bớt 10 năm quanh co - Ảnh 2.

6. Khi người khác thất vọng, bạn không nên nhắc đến điều bản thân tự hào, vì điều đó sẽ xúc phạm cảm xúc của đối phương. Khi người khác tự hào, đừng nói về sự thất vọng của mình, vì điều đó sẽ hủy hoại hạnh phúc của họ. Đây là kỹ năng giao tiếp cơ bản trong đời sống hàng ngày mà ai cũng nên hiểu.

Bất kể đang thất vọng hay tự hào, nếu bạn thực sự muốn chia sẻ, hãy tìm người có hoàn cảnh tương tự, điều này sẽ dễ khơi dậy sự đồng cảm hơn.

7. Khi bước vào một môi trường mới hoặc tiếp xúc với những người mới, đầu tiên bạn phải khiêm tốn và hành sự có chừng mực, thậm chí là cân nhắc đến việc bản thân có nên thể hiện quá tốt hay không. Nếu không, một khi người khác đặt kỳ vọng quá cao, bạn sẽ dễ dàng khiến họ thất vọng, từ đó có thể trở mặt lúc nào không hay. Kinh nghiệm này rất hữu dụng trong môi trường công sở.

8. Đừng quá tự cho mình là đúng. Trong giao tiếp thường ngày, bạn phải điều chỉnh thân phận và vị trí của mình. Ví dụ, nếu bạn không quen biết đối phương, đừng nói những trò đùa vô duyên, lố lăng, quá trớn. Bạn nghĩ rằng bạn hài hước, nhưng trong mắt người khác, điều đó không hề đáng buồn cười, thậm chí khiến họ bị tổn thương, gây hiểu lầm và mất tình mất bạn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại