Mặc cảm ngoại hình (hay Body dysmorphic disorder - BDD) - là bệnh tâm lý ảnh hưởng đến khoảng 1,7 - 2,4% dân số toàn thế giới ở cả nam và nữ.
Thế nhưng, không nhiều người chú ý thật sự đến bệnh lý này khi chỉ nghĩ chuyện tự ti chỉ là nhất thời. Chính vì vậy, với những điều về mặc cảm ngoại hình này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và cách phòng tránh tốt nhất.
1. Đây là một bệnh tâm lý nghiêm trọng
Mặc cảm ngoại hình có liên quan mật thiết đến tình trạng rối loạn cưỡng chế (obsessive - compulsive disorder) khi tỷ lệ người bệnh mắc cả hai vấn đề này là 24%.
Người mắc phải bệnh mặc cảm ngoại hình có thể tránh giao tiếp với xã hội, thậm chí họ còn có ý định tự tử khi thấy mình "xấu xí".
2. Người hay mặc cảm ngoại hình bị ám ảnh khuyếm khuyết có thật hay tưởng tượng
Mặc cảm ngoại hình thường khiến người bệnh luôn "chăm chăm" vào những khiếm khuyết trên cơ thể mà thậm chí người khác vẫn không nhận ra.
Chẳng hạn như họ cảm thấy mũi mình rất to, dù với người khác thì rất binh thường. Hoặc họ hay mặc cảm về những nốt mụn của mình (dù đa số chúng nhỏ xíu không ai để ý).
3. Luôn ám ảnh và hành vi lặp đi lặp lại là đặc trưng của mặc cảm ngoại hình
Người có mặc cảm ngoại hình thường có những phản ứng lặp lại tiêu cực với khiếm khuyết trên cơ thể của mình, chẳng hạn như giật tóc, cào mặt, cắn má, soi gương liên tục, hay thay đổi quần áo liên tục.
4. Mặc cảm ngoại hình không giống với "tự huyễn" bản thân
Đúng là người mặc cảm ngoại hình thường hay "chăm chăm" nhìn vào cơ thể của mình. Thế nhưng chuyện săm soi lại theo một hướng rất tiêu cực, khiến họ mặc cảm về bản thân rất nhiều.
5. Họ luôn cảm thấy ngượng ngùng
Theo nhiều báo cáo từ các ca luôn mặc cảm ngoại hình, họ cho biết bản thân đã từng bị công kích về ngoại hình vài lần trong đời khiến những người này luôn kém tự tin về bản thân.
Nghiên cứu cũng cho thấy mặc cảm nội tâm xuất phát từ cảm giác kinh sợ ngoại hình của bản thân, còn mặc cảm ngoại tâm lại từ những lời không hay từ xã hội về ngoại hình của một người.
6. Họ rất muốn được mọi người chú ý
Thích sự chú ý từ vấn đề mặc cảm ngoại hình là điều mà người bệnh không mong muốn. Thế nhưng họ không thể kiểm chế bản thân và luôn xuất hiện trước mặt mọi người (trung bình từ 3 đến 8 tiếng mỗi ngày). Và điều này sẽ ảnh hưởng đến những công việc đang dang dở khác của họ.
7. Mặc cảm ngoại hình gây áp lực rất lớn và ảnh hương tiêu cực đến thành tích học tập của bạn
Tốn thời gian để nghĩ xem mình sẽ phải ăn mặc trông như thế nào sẽ khiến người bệnh xao nhãng việc học.
Hệ quả của việc này khiến thành tích học tập của họ đi xuống, đồng thời tạo khoảng cách với thầy cô và bạn bè, khiến họ càng không muốn đến lớp hơn.
8. Việc điều trị cũng tương tự các bệnh về tâm lý khác
Một vài người mặc cảm ngoại hình sẽ áp dụng việc can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ để dứt điểm rối loạn tâm lý của bản thân.
Thế nhưng hầu như rất khó để thành công khi đây là một bệnh lý. Dùng thuốc và liệu pháp tâm lý mới là giải pháp hiệu quả nhất cho những người này.
Theo Mentalhealthamerica, psycom