72 tuổi, mỗi ngày tôi đều sống trong áp lực khi con dâu có học thức quá cao, luôn lấy "khoa học" làm chỉ tiêu đánh giá mọi điều: Tôi dọn vào viện dưỡng lão để trú thân

Nguyễn Phượng |

Nhiều người già thực sự không thích sống chung với con cái khi về hưu vì sợ xảy ra xung đột theo thời gian.

Hàng xóm nhà tôi có một người tên Giang, bà lão năm nay đã 72 tuổi, chồng mất sớm và chưa bao giờ tái hôn. Bà cứ ở vậy âm thầm nuôi con trai khôn lớn.

Sau khi con trai kết hôn, bà sống cùng để tiện chăm sóc cháu nhỏ. Nhưng 1 tháng trước, tôi bất ngờ khi nghe bà đến chào tạm biệt vì chuẩn bị chuyển đến viện dưỡng lão sinh sống. Khi tôi gặng hỏi lý do, bà rơi nước mắt tâm sự.

Bà Giang nói, bây giờ bà đã già, tính khí có lẽ bắt đầu cũng trở nên khó khăn và thích cằn nhằn. Chẳng hạn, bà nhiều lần phàn nàn con trai hay đi nhậu nhẹt với bạn bè, sống cẩu thả, không chịu giao tiếp với con cái...Đáp lại, con trai chê bà nhiều chuyện, thích can thiệp vào cuộc sống của giới trẻ.

72 tuổi, mỗi ngày tôi đều sống trong áp lực khi con dâu có học thức quá cao, luôn lấy "khoa học" làm chỉ tiêu đánh giá mọi điều: Tôi dọn vào viện dưỡng lão để trú thân- Ảnh 1.

Người mẹ già cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của mình

Nghe vậy, tôi liền bênh vực: "Như vậy là dì chỉ muốn tốt cho con trai thôi mà, cháu rất ủng hộ dì".

Bà Giang lắc đầu kể tiếp, dù sao con trai cũng là con mình sinh ra, bà đã quá thấu hiểu tính cách của nó từ khi còn bé. Ngược lại con dâu thì khác, bà không biết làm thế nào để hòa hợp được với tính cách của nó.

Con dâu bà Giang là giảng viên đại học, chuyên về khoa học tự nhiên nên tất cả mọi điều trong cuộc sống đều lấy khoa học làm thước đo.

Chẳng hạn, con dâu muốn bà Giang chăm sóc cháu theo đúng hướng dẫn trong sách vở từ ăn, chơi, ngủ nghỉ nhưng bà đâu có phải mỗi việc chăm cháu, bà còn phải đi chợ, nấu cơm thì làm sao có thể dốc toàn lực như con dâu muốn.

Hay con dâu bắt bà dùng 2 đôi găng tay, 1 đôi để rửa bát và 1 đôi rửa rau, tuyệt đối không được nhầm lẫn; phải ngâm rửa rau đúng quy trình để diệt khuẩn; phải giặt chăn ga gối đệm đúng lịch; lau dọn mọi ngóc ngách trong nhà không có một hạt bụi để không lây bệnh cho mọi người,...

Mỗi tối đi làm về, con dâu sẽ đi kiểm tra xem bà có làm đúng theo hướng dẫn hay không, nếu có chút sai xót thì nó sẽ cằn nhằn mãi không thôi.

Tuổi đã cao lại phải làm quá nhiều công việc trong tâm trạng luôn ức chế, bà cảm thấy mình còn thua kém cả những người làm osin. Họ ít ra là đang kiếm sống, được trả lương. Đằng này, bà đã làm việc không công lại còn không được các con tôn trọng.

72 tuổi, mỗi ngày tôi đều sống trong áp lực khi con dâu có học thức quá cao, luôn lấy "khoa học" làm chỉ tiêu đánh giá mọi điều: Tôi dọn vào viện dưỡng lão để trú thân- Ảnh 2.

Tiếp xúc với những người lạ nơi viện dưỡng lão khiến bà cảm thấy vui hơn cả khi ở cùng các con

Gần đây, khi bà Giang biết các con mua nhà mới rộng rãi hơn, bà đã đề xuất muốn ở lại ngôi nhà cũ này. Nhưng thật không may, sau một lần bị cảm, vì ở một mình không ai đưa đi cấp cứu kịp thời nên bây giờ tay chân của bà rất yếu, đi lại khó khăn.

Suy nghĩ đắn đo nhiều lần, bà Giang quyết định đăng ký đến viện dưỡng lão sinh sống. Bà có mức lương hưu hàng tháng là 5.000 nhân dân tệ (17,4 triệu đồng). Ở thành phố nhỏ này, sau khi trừ chi phí, bà vẫn còn lại 2.000 nhân dân tệ. Như vậy cũng không cần phải yêu cầu các con chu cấp.

Ở được một thời gian, bà thấy môi trường ở đây thật tốt. Có người chăm sóc bà hàng ngày, có bạn bè cùng nói chuyện, đi dạo, ca hát...giúp cho ngày tháng trôi qua thật nhanh.

Nghe câu chuyện của bà Giang, tôi thầm nghĩ khi người ta già đi, họ lại càng mong muốn được hưởng hạnh phúc. Song, niềm vui này chưa chắc đã đến từ con cái. Vậy thì chúng ta hãy tự chuẩn bị cho mình một hành trang kinh tế bền vững để có thể tự lo cho bản thân khi về già.

Theo Toutiao

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại