70 tuổi, lương hưu 20 triệu đồng nhưng đồng nghiệp sống sung túc còn tôi nợ đầm đìa: Nguyên cớ từ sự khác biệt này

Kim Linh |

Cùng nhận một mức lương hưu nhưng cuộc sống của 2 người đàn ông Trung Quốc này lại có ngã rẽ hoàn toàn trái ngược.

Bài viết của tác giả Lưu Hiểu Khánh, 70 tuổi trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

Nghỉ hưu sống “hết mình” vì bản thân

Tôi nghỉ hưu cách đây 10 năm, với mức lương hưu 6.000 NDT (hơn 20 triệu đồng) khá tốt để sống đủ đầy những năm tuổi già. Thời điểm đó có một đồng nghiệp họ Lý cùng đơn vị cũng về hưu. Chúng tôi bằng tuổi, cùng trưởng thành từ nông thôn nên rất thân thiết. Không lâu sau khi rời đơn vị, chúng tôi hẹn gặp nhau để trò chuyện, tâm sự.

Lúc này tôi và ông Lý đều cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm vì chớp mắt cái đã già đi, không còn phải làm việc vất vả nữa mà đã có thể nghỉ ngơi. Hôm đó tôi hỏi ông Lý có dự định gì sau khi nghỉ hưu, người bạn cho biết sẽ tập Thái cực quyền, chăm sóc các cháu và sống cuộc sống hưu trí bình yên. Tôi đáp rằng: “Chúng ta cả đời đã chịu khổ, lúc còn trẻ làm việc để báo hiếu bố mẹ, khi trung niên chăm chỉ vì con cái. Về già phải sống cho bản thân mới đúng chứ”.

70 tuổi, lương hưu 20 triệu đồng nhưng đồng nghiệp sống sung túc còn tôi nợ đầm đìa: Nguyên cớ từ sự khác biệt này - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tôi quả quyết bản thân sẽ trải nghiệm những thứ chưa từng thử để sau này không còn chút hối tiếc nào. Ông Lý nghe vậy cũng gật gù, nên 2 năm tiếp theo chúng tôi lại tiếp tục đồng hành trong các chuyến du lịch khắp nơi. Tôi và ông Lý du lịch hàng tháng, thăm núi sông chán lại đến các thành phố lớn, sau đó đi biển hoặc dành thời gian ở khu nghỉ dưỡng vào mùa hè. Trước đây tiền lương đều để lo cho các con thì giờ lương hưu hàng tháng chúng tôi chỉ để chi cho bản thân ăn ngon mặc đẹp.

Sống thảnh thơi 2 năm, đến năm thứ 3 ông Lý lại không muốn đi du lịch cùng tôi nữa. Tôi bối rối hỏi lý do, người bạn chỉ trả lời: “Năm nay tôi không muốn tiêu quá nhiều tiền”. Những gì bạn nói làm tôi ngạc nhiên nên đáp lại: “Ông bạn mới 60 tuổi đã bắt đầu sống tằn tiện thì niềm vui ở đâu?”

Ông Lý bộc bạch: “Có nhiều cách khác nhau để tự tạo niềm vui sau khi nghỉ hưu. Bây giờ tôi muốn tập Thái cực quyền và chăm cháu giúp các con, đó là những việc tôi thực sự muốn làm ông Lưu ạ”.

70 tuổi, lương hưu 20 triệu đồng nhưng đồng nghiệp sống sung túc còn tôi nợ đầm đìa: Nguyên cớ từ sự khác biệt này - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Sự khác biệt đáng buồn

Quả nhiên tôi và ông Lý có quan điểm khác nhau. Tôi luôn nghĩ rằng con người ai cũng phải sống cho chính mình một lần trong đời, về già là lúc ăn ngon và tận hưởng, đến lúc sức khoẻ yếu sẽ chẳng thể làm được nữa rồi. Vậy nên tôi cũng không dành nhiều thời gian chăm cháu hộ con trai mà đi bầu bạn với những người cùng khu phố, hàng ngày đánh mạt chược giải trí.

Tôi vẫn sống theo kiểu hưởng thụ, không tự nấu nướng mà thường ăn nhà hàng, hôm quán này mai quán khác. Tôi đi du lịch thường xuyên, không những vậy còn tiêu tiền cho những buổi hội họp của bạn hưu trí. Tháng nào tôi cũng mua đồ mới, từ quần áo, giày dép đến thay mới các đồ gia dụng trong nhà để họ hàng đến chơi còn khen ngợi. Chưa kể tôi còn mua rất nhiều vé số để có thêm niềm vui khi chờ đợi cơ hội trúng giải mỗi ngày.

Dần dần, lương hưu không còn đủ tiền tháng nào hết tháng đó như trước mà tôi phải đi vay tiền để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Lúc đầu con trai còn cho tiền, khuyên tôi nên nghĩ đến sức khoẻ và tài chính của bản thân nhưng tôi gạt đi. Một thời gian sau, dù tôi gọi cho con bao nhiêu cuộc vẫn không nhận được hồi âm. Bạn bè đều ái ngại, không muốn cho tôi vay tiếp vì khoản nợ cũ còn chưa trả hết.

70 tuổi, lương hưu 20 triệu đồng nhưng đồng nghiệp sống sung túc còn tôi nợ đầm đìa: Nguyên cớ từ sự khác biệt này - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Lần đầu tiên sau 10 năm nghỉ hưu, tôi trở nên khánh kiệt. Có lần đi ăn ở quán quen giá 30 NDT (100.000 đồng) nhưng trong túi tôi chỉ còn 15 NDT (50.000 đồng), gọi điện vay tiền khắp nơi nhưng chẳng ai cho. Kết cục là ông chủ quán chỉ lấy tôi giá 15 NDT nhưng khiến tôi xấu hổ vô cùng.

Sau biến cố nợ nần, tôi nhận ra cơ thể cũng bắt đầu có dấu hiệu xuống sức. Lúc này con trai mới trở về đưa tôi đi khám. Xem giấy khám sức khỏe, tôi ngỡ ngàng khi biết mình bị loét dạ dày, cao huyết áp, axit uric cao, bệnh gan và mỡ máu. Con trai lúc này cũng mất bình tĩnh, tức giận mắng tôi: “Nếu bố cứ sống thế này thì không ai giúp được bố đâu”. Lời nói của con trai và phiếu khám sức khỏe khiến tôi bừng tỉnh, từ bỏ những thói quen xấu trước đây.

70 tuổi, lương hưu 20 triệu đồng nhưng đồng nghiệp sống sung túc còn tôi nợ đầm đìa: Nguyên cớ từ sự khác biệt này - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

Tháng trước tôi tình cờ gặp ông Lý khi đi bộ sáng sớm ở công viên. So sánh tôi với đồng nghiệp cũ lúc này mới thấy sự khác biệt rõ rệt. Ông Lý vẫn có nước da hồng hào, thân hình khoẻ khoắn còn tôi nhìn không có chút sinh khí nào.

Trò chuyện với biết ông Lý đang có cuộc sống viên mãn, ngày ngày tập thể dục, trồng hoa, uống trà và chăm sóc cháu. Nhận cùng một khoản lương hưu hàng tháng, ông Lý đã tiết kiệm được rất nhiều tiền trong khi tôi thì ngược lại, nợ nần chồng chất. Dù con trai đã đứng ra trả nợ giúp nhưng tôi vẫn hứa hàng tháng sẽ lấy lương hưu trả lại dần dần cho con.

Nghĩ đến cuộc sống của đồng nghiệp cũ, tôi hối hận vì trước kia đã không bình tĩnh suy xét như ông Lý, nghĩ cho tương lai thay vì chỉ chăm chăm thoả mãn nhu cầu hiện tại của bản thân. Đến lúc này khi sức khoẻ đã yếu đi, trải qua nhiều biến cố mới vỡ lẽ thì cũng đã muộn màng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại