7 tình huống cực hiểm nghèo và những gì bạn cần phải làm để tự cứu lấy mình trước khi tai họa xảy ra

J.D |

Những tình huống như vậy cần phải xử lý thật nhanh, trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.

Có rất nhiều tình huống khiến chúng ta phải lựa chọn thật nhanh, nếu không muốn rơi vào hiểm cảnh, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Dù không xảy ra thường xuyên, nhưng ai mà lường trước được liệu một ngày bạn có rơi vào tình cảnh như vậy hay không?

Thế nên, tốt hơn hết là tự trang bị một số bí kíp sinh tồn để biết cách xử lý thích hợp, nhằm tăng khả năng thoát khỏi hiểm cảnh của bạn.

1. Bị trộm đột nhập vào nhà

7 tình huống cực hiểm nghèo và những gì bạn cần phải làm để tự cứu lấy mình, trước khi tai họa xảy ra - Ảnh 1.

Hầu hết kẻ trộm vào nhà sẽ nhanh chóng tháo chạy khi nhận ra có bạn ở đó. Trong trường hợp này, đừng mất công đóng vai anh hùng mà đuổi theo làm gì, vì những tên trộm có thể làm mọi thứ để tháo chạy, kể cả tấn công bạn.

Tuy nhiên khi nghe thấy tiếng động lạ, đừng vội vã đứng dậy tìm hiểu xem âm thanh đó đến từ đâu. Thay vào đó hãy bình tĩnh nghe ngóng, xem liệu có đúng là kẻ trộm đột nhập hay không. Nếu xác định được chính xác, hãy tìm quanh và xác định phương án bỏ chạy.

Trong trường hợp không có nơi để chạy thoát, hãy tìm một nơi an toàn để ẩn nấp, sau đó gọi cho cảnh sát ngay lập tức. Hãy giữ yên lặng tuyệt đối, và làm theo chỉ dẫn của họ. Và nếu có thể nhìn thấy kẻ xâm nhập, hãy cố gắng ghi nhớ mọi thứ có thể - hình dáng, chiều cao, giới tính, quần áo... tất cả đều sẽ là thông tin giúp cảnh sát tìm ra chúng sau này.

2. Lọt vào vùng lũ

7 tình huống cực hiểm nghèo và những gì bạn cần phải làm để tự cứu lấy mình, trước khi tai họa xảy ra - Ảnh 2.

Nước ngập che kín đường đi là tình cảnh khá dễ xảy ra với nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Nếu rơi vào tình huống như vậy, đừng cố gắng di chuyển một cách bất cẩn, đặc biệt là nếu mực nước cao trên mắt cá chân. Dòng nước có thể chảy rất xiết và cuốn bạn đi nơi khác. Và nếu thấy dây điện rơi xuống thì đừng dại mà chạm vào bằng tay trần.

Thay vào đó, hãy sử dụng một chiếc gậy hoặc que dài để dò đường trước, cảm nhận được nền đất đủ cứng để tiếp tục bước đi. Nếu nước ngập trong nhà, hãy lập tức ngắt toàn bộ nguồn điện.

3. Khi núi lửa phun trào

7 tình huống cực hiểm nghèo và những gì bạn cần phải làm để tự cứu lấy mình, trước khi tai họa xảy ra - Ảnh 3.

Công nhận rằng núi lửa phun là một cảnh tượng khá tuyệt để ngắm, nhưng tro bụi núi lửa sẽ gây tổn hại lớn đến phổi của bạn nếu hít phải.

Trong trường hợp bạn đang ở bên ngoài, hãy tránh những nơi ở vị trí quá thấp và thông thoáng, bởi tro bụi và dung nham sẽ tiếp cận bạn dễ dàng hơn. Còn nếu đang ở trong nhà, hãy đóng chặt cửa sổ, thay trang phục quần và áo dài tay. Đeo thêm khẩu trang và kính phòng hộ để đảm bảo an toàn tối đa. Và sau khi đợt phun trào kết thúc, hãy lên mái nhà để dọn sạch tro, vì lượng tro này nếu tích tụ quá nhiều có thể mang theo sức nặng phá sập nhà bạn đấy.

4. Bị hà mã tấn công

7 tình huống cực hiểm nghèo và những gì bạn cần phải làm để tự cứu lấy mình, trước khi tai họa xảy ra - Ảnh 4.

Dành cho những ai chưa biết, hà mã là một trong những sinh vật gây ra nhiều cái chết đối với loài người nhất trong tự nhiên. Vậy nên nếu thấy một con hà mã, đừng cố gắng lại gần, vì chúng không thích điều đó đâu. Bạn cũng tránh những vùng nước nông, vì đó là nơi môi trường hà mã trở nên khỏe nhất, có thể tấn công bất kỳ sinh vật nào chúng muốn.

Vào mùa sinh sản của hà mã, bạn cũng cần tránh xa chúng ra. Đó là thời điểm những con hà mã đực trở nên hung hãn, trong khi hà mã cái sẽ rất tức giận nếu bạn tiếp cận con của chúng. Và nhớ này, nếu hà mã bắt đầu ngáp thì không phải chúng buồn ngủ đâu, mà là chuẩn bị tấn công đấy.

Nếu thấy một con hà mã nhe răng ra với bạn, hãy chạy đi ngay lập tức. Tìm lấy một chỗ trú ẩn - như cây hoặc đá tảng, vì bạn sẽ không thể thoát nếu chạy sòng phẳng với chúng. Trong trường hợp buộc phải chạy, hãy chạy theo hình zigzag - cơ thể hà mã quá lớn sẽ không cho phép chúng đổi hướng quá đột ngột.

5. Xử lý khi có ai đó đột quỵ

7 tình huống cực hiểm nghèo và những gì bạn cần phải làm để tự cứu lấy mình, trước khi tai họa xảy ra - Ảnh 5.

Dù đây không phải là tình huống khiến bạn gặp nguy hiểm, nhưng việc hành động nhanh có thể giúp cứu một mạng người.

Đầu tiên, đừng cố gắng đặt nạn nhân nằm xuống, hoặc kiểm soát chuyển động của họ. Cũng không được cho họ ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì, vì có thể gây sặc hoặc làm tổn thương răng miệng. Và cũng đừng hô hấp nhân tạo cho họ, vì khả năng hô hấp sẽ sớm trở lại bình thường thôi.

Thay vào đó, hãy giải tán đám đông vây quanh để làm thông thoáng không gian. Đặt nạn nhân nằm nghiêng để thở dễ hơn, đồng thời đảm bảo nền đất không có thứ gì gây tổn thương cho họ. Nếu nạn nhân đeo kính, hãy nhẹ nhàng gỡ ra. Đặt dưới đầu họ một chiếc áo hoặc bất kỳ thứ gì mềm mại, êm ái để tránh làm tổn thương đầu. Và trong lúc đó, hãy nhớ gọi cấp cứu nhé.

6. Nếu bị cướp xe

7 tình huống cực hiểm nghèo và những gì bạn cần phải làm để tự cứu lấy mình, trước khi tai họa xảy ra - Ảnh 6.

Để tránh bị cướp, bạn cần né những chỗ đậu xe có ánh sáng kém, cũng không để cửa mở quá lâu và đặc biệt là không để cửa sổ mở trước khi khởi động xe. Ngoài ra khi phải dừng đèn đỏ, hãy đỗ xe ở khoảng cách sao cho bạn có thể nhìn thấy lốp của chiếc xe phía trước. Như vậy sẽ có đủ không gian để bỏ chạy nếu có bị cướp thật sự.

Và trong trường hợp không có cách nào khác, hãy rời khỏi xe, đừng chống trả, sau đó gọi cho cơ quan chức năng giải quyết sự việc. Xét cho cùng, an toàn của bạn vẫn là quan trọng nhất.

7. Bơi trúng một bầy cá piranha

7 tình huống cực hiểm nghèo và những gì bạn cần phải làm để tự cứu lấy mình, trước khi tai họa xảy ra - Ảnh 7.

Piranha - loài cá được mệnh danh là hung thần của Amazon. Nhưng thực ra loài cá này hiếm khi tấn công con người, trừ phi bị làm phiền (hoặc bị bỏ đói rất lâu).

Nhìn chung nếu thấy mình bị piranha vây quanh, đừng hoảng sợ. Nhưng nếu chúng cắn bạn và gây chảy máu, hãy rời khỏi nước ngay lập tức. Bởi lẽ dù vết cắn chỉ là vô tình thôi, nhưng máu sẽ thu hút bầy đàn của chúng kéo đến và khiến chúng trở nên hung hãn hơn.

Ngoài ra sau khi lên bờ, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu. Vi khuẩn trong miệng cá có thể rất nguy hiểm, đặc biệt là với các loài ở vùng nhiệt đới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại