7 phát hiện khoa học thay đổi thế giới nhờ giấc mơ

PV |

Có một thực tế ít ai biết rằng, trong lúc chúng ta ngủ, tâm trí tiềm thức vẫn tiếp tục làm việc với những vấn đề mà tâm thức lúc thức của chúng ta chưa thể giải quyết được.

Dưới đây là 7 phát hiện điển hình nhất mà loài người đã phát hiện ra được trong lúc ngủ một cách vô thức:

Phát hiện ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chắc hẳn nhiều người đều biết rằng, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được tạo ra bởi nhà khoa học người Nga Dmitri Mendeleev. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, ông đã phải vật lộn như thế nào để có thể tạo ra và sắp xếp được trật tự của Bảng tuần hoàn đó.

Sau khi xuất hiện những ý tưởng đầu tiên về các nguyên tố hóa học, vào năm 1869, Mendeleev đã sử dụng cách viết tên của các nguyên tố lên các tấm thẻ (mỗi nguyên tố một thẻ) và có đi kèm cả các tính chất của từng yếu tố trên những tấm thẻ riêng.

Ông thấy rằng, khối lượng của nguyên tử đóng vai trò khá quan trọng trong Bảng tuần hoàn, nhưng thực sự ông không thể tìm ra được dạng sắp xếp nó.

Tin tưởng rằng gần như đã khám phá ra được một điều gì đó quan trọng, Mendeleev đã di chuyển các tấm thẻ nhiều giờ liên tục cho tới khi ông ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Kết quả khá bất ngờ khi lúc Mendeleev tỉnh dậy, mọi thứ gần như đã được sắp xếp đâu vào đó trong đầu ông. Mendeleev tin tưởng rằng, tâm trí tiềm thức đã giúp ông hoàn thành tất cả mọi thứ.

"Trong giấc mơ, tôi thấy một bảng có tất cả các nguyên tố được đặt ở những vị trí đúng như yêu cầu. Ngay khi thức dậy, tôi đã viết nó ngay vào một mẩu giấy", Mendeleev nói về phát hiện tình cờ của mình.

Phát hiện ra thuyết tiến hóa nhờ chọn lọc tự nhiên

Nhà tự nhiên học, thám hiểm, địa lý kiêm nhân chủng học người Anh Alfred Russel Wallace là người có công lao lớn nhất khi đưa ra đề xuất về thuyết tiến hóa nhờ chọn lọc tự nhiên, trước khi được nhà bác học Charles Darwin tiếp tục củng cố thuyết này sau đó.

7 phát hiện khoa học thay đổi thế giới nhờ giấc mơ - Ảnh 1.

Các tài liệu ghi nhận rằng, trong một chuyến hành trình du lịch tới Brazil và Đông Nam Á, ông đã tình cờ tìm ra được sự khác biệt sinh học thông qua các rào cản địa lý ngăn cách quần đảo Indonesia.

Trong đó, có nhiều loài động vật có quan hệ mật thiết với động vật ở Australia và một số loài có nguồn gốc ở châu Á.

Cũng trong nhiều năm sau đó, ông tiếp tục xem xét các vấn đề liên quan đến phương thức để một loài mới có thể xuất hiện, nhưng mọi nỗ lực tìm kiếm đều thất bại và không có lời giải.

Chỉ sau năm 1858, trong một giấc mơ không mấy an lành, khi Wallace liên tục mơ thấy các hình dạng ảo giác trong lúc bị sốt. Và sau khi cơn sốt đi qua, ông nhận ra rằng, các lý thuyết về sự tiến hóa nhờ chọn lọc đã xuất hiện trong tâm trí ông.

"Vì các loài động vật thường sinh sản nhanh hơn nhiều so với toàn nhân loại, nên quá trình diệt vong mỗi năm có thể giúp duy trì số lượng mỗi loài... Tôi mơ hồ nghĩ về những sự hủy diệt lớn và liên tục, nhưng có một câu hỏi tôi vẫn phân vân, tại sao một số loài chết còn một số khác lại sống?

Và câu trả lời khá rõ ràng, khi đi cân nhắc số lượng các cá thể biến dị, kết hợp với những kinh nghiệm của một nhà sưu tầm, tôi thấy rằng, để tồn tại thì mọi loài cần phải tuân theo tất cả các thay đổi cần thiết để có thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống", Wallace viết về những phát hiện đầu tiên liên quan đến thuyết tiến hóa nhờ chọn lọc tự nhiên.

Phát hiện ra cấu trúc của Benzen và các hợp chất thơm

Nhà hóa học người Đức August Kekulé đã từng băn khoăn về cách sắp xếp của các nguyên tử benzen. Nhưng có lẽ, đây là một vấn đề khá khó giải quyết bởi lẽ tỷ lệ giữa các nguyên tử carbon và hydro của benzen không giống với các hợp chất hydrocarbon khác.

7 phát hiện khoa học thay đổi thế giới nhờ giấc mơ - Ảnh 2.

Tuy nhiên, vào một đêm đông giá lạnh năm 1985, trong lúc làm việc, Kekulé đã tình cờ tìm ra được cấu trúc của benzen.

Ban đầu, Kekulé dường như không thể nào tìm ra được điều gì và cảm thấy bất lực, ông trở về chỗ chiếc ghế đối diện đống lửa để sưởi ấm và ngủ thiếp đi.

Trong giấc mơ bất chợt, Kekulé thấy những nguyên tử bắt đầu nhảy múa và dần dần xếp thành hình dạng một con rắn. Sau đó, con rắn lại quay lại cắn vào chính đuôi của mình. Những hình ảnh ấy cứ diễn biến liên tục trong giấc mơ của Kekulé. Và sau khi tỉnh dậy, ông nhận ra rằng, giấc mơ đã gợi ý cho ông về cấu trúc của các phân tử benzen là các vòng carbon (benzen cấu tạo dạng mạch vòng với 6 cạnh đều có 3 liên kết đơn và đôi).

Nhờ phát hiện tình cờ trên mà sau này các nhà hóa học đã tìm ra được tính thơm của các hợp chất hóa học và có thêm sự hiểu biết về liên kết hóa học.

Phát hiện ra hàng ngàn ý tưởng toán học mới

7 phát hiện khoa học thay đổi thế giới nhờ giấc mơ - Ảnh 3.

Srinivasa Ramanujan là nhà toán học huyền thoại người Ấn Độ, nổi tiếng là người dù không được đào tạo bài bản và chuyên sâu về toán học nhưng lại có rất nhiều những đóng góp cho ngành toán học.

Trong suốt sự nghiệp ngắn ngủi của mình (ông qua đời khi còn khá trẻ, ở tuổi 32), Ramanujan đã cho ra đời hơn 4.000 chứng minh, đồng nhất thức, giả định và phương trình toán học.

Mặc dù qua đời khá sớm, nhưng những ý tưởng và giả định phong phú của Ramanujan đã đi trước cả thời đại và tiếp tục truyền cảm hứng cho những nhà toán học hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, không phải tất cả ý tưởng đều là do ông tự nghĩ.

Ramanujan nói rằng, vị nữ thần Hindu Namagiri là người đã giúp chỉ ra cho ông các chứng minh trong toán học.

Ông kể: "Trong khi ngủ, tôi đã có một trải nghiệm lạ lùng. Tôi thấy có một màn đỏ được tạo ra bởi dòng máu đang chảy. Trong khi đang quan sát, đột nhiên có một bàn tay bắt đầu viết lên tấm màn và tôi hầu như chú ý rất kỹ. Bàn tay ấy viết lên một số các tích phân elip. Ngay sau khi tỉnh dậy, tôi đã viết lại chúng".

Phát hiện ra các phương pháp khoa học

7 phát hiện khoa học thay đổi thế giới nhờ giấc mơ - Ảnh 4.

René Descartes - cha đẻ của triết học hiện đại và cũng là một nhà khoa học, toán học nổi tiếng người Pháp, đã xây dựng được nhiều khuôn khổ cho các phương pháp khoa học hiện đại.

Trong cuốn luận thuyết trình triết học và tự truyện Discourse on the Method, Descartes nhấn mạnh vấn đề tư tưởng vào chủ nghĩa hoài nghi, và coi tất cả mọi thứ cần được nghi ngờ cho đến khi nó được chứng minh một cách rõ ràng.

Descartes kể rằng, để có thể đưa ra được những cơ sở cho các phương pháp khoa học, không hẳn là do ông nghiên cứu ra mà là một phần từ sự trợ giúp của những giấc mơ vào một đêm mùa đông ngày 10/11/1619 đã đến với ông.

Phát hiện giúp chứng minh dây thần kinh có thể truyền đi các tín hiệu hóa học

7 phát hiện khoa học thay đổi thế giới nhờ giấc mơ - Ảnh 5.

Nhà dược học nổi tiếng người Đức Otto Loewi với việc phát hiện ra phân tử hữu cơ acetylcholine (một phân tử hữu cơ có tác dụng như một chất dẫn truyền thần kinh trong nhiều sinh vật, trong đó có con người), đã mở ra một hướng đi mới cho nghiên cứu y sinh giúp cải thiện các phương pháp điều trị y tế.

Vào năm 1903, Otto Loewi đã từng có ý nghĩ liên quan tới việc các chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải tín hiệu thần kinh nhưng thực sự tại thời điểm đó, ông không thể nào nghĩ ra được cách để chứng minh được nó.

Tưởng chừng như vô vọng, nhưng cho tới năm 1920 trong một giấc mơ bất chợt, Loewi đã mơ thấy được vấn đề mà ông đang đau đầu suy nghĩ. Thức dậy ngay tức khắc, ông hào hứng ghi chú lại về giấc mơ của mình suốt đêm đó.

Thế nhưng, sáng hôm sau, ông lại không thể nhớ chút gì về giấc mơ đêm hôm trước và cũng chẳng thể nào đọc ra được ý nghĩa của các chú thích mình đã viết.

Tiếp tục đêm hôm sau, Loewi lại mơ về chúng một lần nữa. Giấc mơ nói về một thí nghiệm có thể giúp chứng minh được ý nghĩ trên nhưng lần này rất may, lần này ông đã nhớ rõ những gì diễn ra trong giấc mơ.

Và công trình nghiên cứu còn đang dang dở sau 17 năm của ông, đã có lời giải với những thí nghiệm hóa học chứng minh. Năm 1936, Loewi đã được trao giải thưởng Nobel Y học cho những đóng góp không nhỏ của mình vào nền y học hiện đại.

Phát hiện ra hóa thạch cá

7 phát hiện khoa học thay đổi thế giới nhờ giấc mơ - Ảnh 6.

Nhà địa chất học, sinh vật học nổi tiếng Louis Agassiz (người Thụy Sỹ) đã đóng góp một phát hiện rất quan trọng cho ngành khảo cổ học ngày nay. Và những giấc mơ, vẫn là ngọn đường chỉ lối chủ yếu cho nhà cổ sinh vật, địa chất học này phát hiện ra điều đó.

Mệt mỏi sau hơn 2 tuần dày công nghiên cứu cấu tạo của cá hóa thạch mà vẫn chưa có sự tiến triển nào, Agassiz quyết định gác mọi việc lại để nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, chợp mắt được không lâu, ông bất chợt tỉnh giấc và cố gắng phác họa thật nhanh lại một giấc mơ kỳ lạ về toàn bộ các chi tiết của cá hóa thạch đã được hoàn thiện.

Nhưng mọi nỗ lực sau đó đều bất thành khi mọi hình ảnh về giấc mơ đều biến mất ngay sau đó.

Đêm hôm sau, Agassiz lại tiếp tục mơ thấy hình ảnh cá hóa thạch một lần nữa, nhưng kết quả cũng không khả quan hơn hôm đầu tiên.

Tới đêm thứ ba, nhờ sự chuẩn bị hợp lý trước cây bút chì và giấy ở bên cạnh giường, ông đã phác họa thành công những hình ảnh ông thấy được trong giấc mơ. Đặc biệt, ông thực hiện điều đó trong lúc còn nửa tỉnh nửa mơ và hoàn toàn không có ánh sáng hỗ trợ.

Sau này, bản phác họa của Agassiz đã trở thành một công cụ quan trọng giúp ông tìm ra được cấu tạo của cá hóa thạch và góp phần phân loại các loài một cách dễ dàng hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại